Trường hợp vi phạm nào về hôn nhân gia đình khiến Đảng viên bị khai trừ?

Cho tôi hỏi trường hợp vi phạm nào về hôn nhân gia đình khiến Đảng viên bị khai trừ? Câu hỏi từ anh Lợi (Đắk Lắk)

Trường hợp vi phạm nào về hôn nhân gia đình khiến Đảng viên bị khai trừ?

Căn cứ Điều 51 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định vi phạm quy định hôn nhân và gia đình:

Vi phạm quy định hôn nhân và gia đình
1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Can thiệp việc kết hôn, ly hôn hoặc để con tảo hôn.
b) Trốn tránh nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con, lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên.
c) Cản trở người không trực tiếp nuôi con được thăm con sau khi ly hôn (trừ trường hợp cha, mẹ bị hạn chế quyền thăm con theo quyết định của toà án).
d) Trốn tránh, không thực hiện nghĩa vụ giám hộ sau khi đã làm thủ tục công nhận giám hộ tại cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật.
đ) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung, giả mạo giấy tờ để đăng ký nuôi con nuôi.
e) Không đăng ký kết hôn hoặc đang có vợ (chồng) nhưng vẫn sống chung với người khác như vợ, chồng.
g) Vi phạm pháp luật về mang thai hộ.
...

Tại Mục 7 Hướng dẫn 05-HD/UBKTTW năm 2022 quy định vi phạm quy định hôn nhân và gia đình:

Vi phạm quy định hôn nhân và gia đình (Điều 51)
7.1. Có con đẻ ngoài hôn nhân với người khác.
7.2. Từ chối hoặc không hợp tác thực hiện nghĩa vụ để xác nhận huyết thống theo yêu cầu của tổ chức đảng có thẩm quyền.

Theo quy định trên, các trường hợp vi phạm về hôn nhân gia đình khiến Đảng viên bị khai trừ được quy định như sau:

- Thực hiện các hành vi sau gây hậu quả rất nghiêm trọng:

+ Can thiệp việc kết hôn, ly hôn hoặc để con tảo hôn.

+ Trốn tránh nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con, lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên.

+ Cản trở người không trực tiếp nuôi con được thăm con sau khi ly hôn (trừ trường hợp cha, mẹ bị hạn chế quyền thăm con theo quyết định của toà án).

+ Trốn tránh, không thực hiện nghĩa vụ giám hộ sau khi đã làm thủ tục công nhận giám hộ tại cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật.

+ Sửa chữa, làm sai lệch nội dung, giả mạo giấy tờ để đăng ký nuôi con nuôi.

+ Không đăng ký kết hôn hoặc đang có vợ (chồng) nhưng vẫn sống chung với người khác như vợ, chồng.

+ Vi phạm pháp luật về mang thai hộ.

+ Vi phạm việc sửa chữa, làm sai lệch nội dung hoặc giả mạo giấy tờ để đăng ký kết hôn.

+ Thiếu trách nhiệm, xác nhận không đúng tình trạng hôn nhân dẫn đến người khác đăng ký kết hôn không hợp pháp hoặc trái quy định.

+ Khai gian dối hoặc có hành vi lừa dối khi đăng ký kết hôn hoặc cho, nhận nuôi con nuôi;

+ Có con với người khác khi đang có vợ hoặc chồng.

- Thực hiện các hành vi vi phạm sau:

+ Vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, gây dư luận xấu trong xã hội.

+ Ép buộc vợ (chồng), con làm những việc trái đạo lý, trái pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

+ Từ chối thực hiện, không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cha mẹ, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.

+ Có con đẻ ngoài hôn nhân với người khác.

+ Từ chối hoặc không hợp tác thực hiện nghĩa vụ để xác nhận huyết thống theo yêu cầu của tổ chức đảng có thẩm quyền.

Trường hợp vi phạm nào về hôn nhân gia đình khiến Đảng viên bị khai trừ?

Trường hợp vi phạm nào về hôn nhân gia đình khiến Đảng viên bị khai trừ? (Hình từ Internet)

Trình tự xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm về hôn nhân gia đình?

Căn cứ Điều 39 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định trình tự xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm về hôn nhân gia đình như sau:

Bước 1: Đảng viên kiểm điểm trước chi bộ, tự nhận hình thức kỷ luật;

Trường hợp nếu Đảng viên từ chối kiểm điểm hoặc bị tạm giam, tổ chức đảng vẫn tiến hành xem xét kỷ luật.

- Trường hợp cần thiết, cấp uỷ và uỷ ban kiểm tra cấp có thẩm quyền trực tiếp xem xét kỷ luật.

Bước 2: Tổ chức đảng vi phạm phải kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật và báo cáo lên cấp uỷ cấp trên quyết định.

Bước 3: Báo cáo lên cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra cấp trên trực tiếp;

Nếu đảng viên vi phạm tham gia nhiều cơ quan lãnh đạo của Đảng thì phải báo cáo đến các cơ quan lãnh đạo cấp trên mà đảng viên đó là thành viên.

Bước 4: Quyết định của cấp trên về kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm được thông báo đến cấp dưới, nơi có tổ chức đảng và đảng viên vi phạm;

- Trường hợp cần thông báo rộng hơn thì do cấp uỷ có thẩm quyền quyết định.

- Kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm có hiệu lực ngay sau khi công bố quyết định.

- Tổ chức đảng, đảng viên không đồng ý với quyết định kỷ luật thì trong vòng một tháng, kể từ ngày nhận quyết định, có quyền khiếu nại với cấp uỷ hoặc uỷ ban kiểm tra cấp trên cho đến Ban Chấp hành Trung ương.

- Khi nhận khiếu nại kỷ luật, cấp uỷ hoặc uỷ ban kiểm tra thông báo cho tổ chức đảng hoặc đảng viên khiếu nại biết;

- Chậm nhất ba tháng đối với cấp tỉnh, thành phố, huyện, quận và tương đương, sáu tháng đối với cấp Trung ương, kể từ ngày nhận được khiếu nại, phải xem xét, giải quyết, trả lời cho tổ chức đảng và đảng viên khiếu nại biết.

Bước 5: Trong khi chờ giải quyết khiếu nại tổ chức đảng và đảng viên bị kỷ luật phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định kỷ luật.

Đảng viên phạm tội vi phạm chế độ một vợ một chồng thì bị phạt bao nhiêu năm tù?

Căn cứ Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng:

Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Như vậy, Đảng viên phạm tội vi phạm chế độ một vợ một chồng, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

Trân trọng!

Kỷ luật đảng viên
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Kỷ luật đảng viên
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Biên bản họp chi bộ xét kỷ luật Đảng viên sinh con thứ 3 năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đảng viên tổ chức mừng nhà mới, lên chức xa hoa, lãng phí sẽ bị kỷ luật bằng hình thức nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Xử lý kỷ luật đối với Đảng viên có con với người khác khi đang có gia đình như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đảng viên chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật trong trường hợp nào theo Quy định 69?
Hỏi đáp Pháp luật
Đảng viên bị kỷ luật oan có quyền và trách nhiệm như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đảng viên vi phạm quy định về chống chạy chức chạy quyền bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có xử lý kỷ luật đối với đảng viên đang bị bệnh nặng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đảng viên sinh con thứ 3 có bị xử lý kỷ luật không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình tự xem xét, quyết định kỷ luật đảng viên như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hình thức khai trừ ra khỏi Đảng có áp dụng thời hiệu kỷ luật không? Đảng viên bị khai trừ khỏi Đảng khi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kỷ luật đảng viên
Phan Vũ Hiền Mai
679 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào