Mức thu lệ phí cấp chứng chỉ năng lực xây dựng 2023 là bao nhiêu?
Mức thu lệ phí cấp chứng chỉ năng lực xây dựng 2023 là bao nhiêu?
Tại Điều 4 Thông tư 38/2022/TT-BTC có quy định về mức thu lệ phí chứng chỉ năng lực xây dựng như sau:
Mức thu lệ phí
1. Mức thu lệ phí cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho tổ chức, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho cá nhân được quy định như sau:
a) Mức thu lệ phí cấp lần đầu, điều chỉnh hạng, chuyển đổi:
- Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho tổ chức: 1.000.000 đồng/chứng chỉ.
- Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho cá nhân: 300.000 đồng/chứng chỉ.
b) Mức thu lệ phí cấp lại, bổ sung nội dung, điều chỉnh, gia hạn chứng chỉ bằng 50% mức thu lệ phí tại điểm a khoản này.
2. Mức thu lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc quy định như sau:
a) Mức thu lệ phí cấp lần đầu, chuyển đổi: 300.000 đồng/chứng chỉ.
b) Mức thu lệ phí cấp lại, gia hạn, công nhận chứng chỉ bằng 50% mức thu lệ phí tại điểm a khoản này.
3. Mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài: 2.000.000 đồng/giấy phép.
4. Trường hợp cấp lại chứng chỉ, giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp ghi sai thông tin thì không thu lệ phí.
5. Lệ phí cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho tổ chức, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho cá nhân, chứng chỉ hành nghề kiến trúc, giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài thu bằng Đồng Việt Nam.
Tại Mục 3 khoản 1 Điều 1 Thông tư 44/2023/TT-BTC có quy định về việc giảm lệ phí cấp chứng chỉ năng lực xây dựng như sau:
3 | a) Lệ phí cấp chứng nhận (chứng chỉ) năng lực hoạt động xây dựng cho tổ chức b) Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho cá nhân | Bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 38/2022/TT-BTC ngày 24 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép hoạt động xây dựng, lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư. |
Như vậy, kể từ ngày 01/7/2023 đến hết năm 2023, mức thu lệ phí cấp chứng chỉ năng lực xây dựng 2023 là:
- Trường hợp cấp lần đầu, điều chỉnh hạng, chuyển đổi:
+ Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho tổ chức: 500.000 đồng/chứng chỉ.
+ Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho cá nhân: 150.000 đồng/chứng chỉ.
- Trường hợp cấp lại, bổ sung nội dung, điều chỉnh, gia hạn chứng chỉ bằng 50% mức thu lệ phí cấp lần đầu, điều chỉnh hạng, chuyển đổi.
Tuy nhiên sang năm 2024 thì mức thu lệ phí cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho tổ chức, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho cá nhân sẽ trở về mức phí cũ là:
- Mức thu lệ phí cấp lần đầu, điều chỉnh hạng, chuyển đổi:
+ Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho tổ chức: 1.000.000 đồng/chứng chỉ.
+ Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho cá nhân: 300.000 đồng/chứng chỉ.
- Mức thu lệ phí cấp lại, bổ sung nội dung, điều chỉnh, gia hạn chứng chỉ bằng 50% mức thu lệ phí cấp lần đầu, điều chỉnh hạng, chuyển đổi.
Mức thu lệ phí cấp chứng chỉ năng lực xây dựng 2023 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Lĩnh vực nào phải có chứng chỉ năng lực xây dựng?
Tại Điều 83 Nghị định 15/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP có quy định điều kiện năng lực hoạt động xây dựng như sau:
Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng
1. Tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định này khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau đây:
a) Khảo sát xây dựng;
b) Lập thiết kế quy hoạch xây dựng;
c) Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;
d) Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng;
đ) Thi công xây dựng công trình;
e) Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình;
g) Kiểm định xây dựng;
h) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
2. Tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ năng lực), trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Các lĩnh vực, phạm vi hoạt động của chứng chỉ năng lực thực hiện theo quy định tại Phụ lục VII Nghị định này. Trường hợp tổ chức đã được cấp chứng chỉ năng lực có lĩnh vực hoạt động xây dựng khác với quy định tại Phụ lục VII Nghị định này thì lĩnh vực hoạt động xây dựng ghi trên chứng chỉ năng lực khi được gia hạn là lĩnh vực quy định tại Phụ lục VII Nghị định này được xác định tương ứng theo kinh nghiệm thực hiện công việc phù hợp của tổ chức kê khai trong đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.
...
Như vậy, lĩnh vực phải có chứng chỉ năng lực xây dựng bao gồm:
- Khảo sát xây dựng;
- Lập thiết kế quy hoạch xây dựng;
- Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;
- Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Thi công xây dựng công trình;
- Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình;
Tuy nhiên đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 83 Nghị định 15/2021/NĐ-CP thì sẽ không yêu cầu tổ chức phải có chứng chỉ năng lực khi tham gia các công việc sau:
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án của:
+ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (trừ thực hiện tư vấn quản lý dự án theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định 15/2021/NĐ-CP);
+ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án theo quy định tại Điều 22 Nghị định 15/2021/NĐ-CP;
+ Chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án theo quy định tại Điều 23 Nghị định 15/2021/NĐ-CP;
- Thiết kế, giám sát, thi công về phòng cháy chữa cháy theo pháp luật về phòng cháy, chữa cháy;
- Thiết kế, giám sát, thi công hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình;
- Thiết kế, giám sát, thi công công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình; giám sát, thi công nội thất công trình;
- Tham gia hoạt động xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm b khoản 7 Điều 79 Luật Xây dựng 2014; công viên cây xanh, công trình chiếu sáng công cộng; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông; dự án chỉ có các công trình nêu tại điểm này;
- Thực hiện các hoạt động xây dựng của tổ chức nước ngoài theo giấy phép hoạt động xây dựng quy định tại khoản 2 Điều 148 Luật Xây dựng 2014.
Khi nào chứng chỉ năng lực xây dưng sẽ bị thu hồi?
Tại khoản 2 Điều 84 Nghị định 15/2021/NĐ-CP có quy định 08 trường hợp chứng chỉ năng lực xây dưng sẽ bị thu hồi bao gồm:
(1) Tổ chức được cấp chứng chỉ năng lực chấm dứt hoạt động xây dựng, giải thể hoặc phá sản;
(2) Không còn đáp ứng đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng theo quy định;
(3) Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ năng lực;
(4) Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng chứng chỉ năng lực;
(5) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung chứng chỉ năng lực;
(6) Chứng chỉ năng lực được cấp không đúng thẩm quyền;
(7) Chứng chỉ năng lực bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp chứng chỉ năng lực;
(8) Chứng chỉ năng lực được cấp khi không đủ điều kiện năng lực theo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?