Hướng dẫn chuẩn hóa dữ liệu mã số thuế cá nhân trên thuế điện tử?
Có bắt buộc tất cả công dân phải đăng ký thuế và cấp mã số thuế?
Căn cứ theo Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế như sau:
Đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế
1. Người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế và được cơ quan thuế cấp mã số thuế trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Đối tượng đăng ký thuế bao gồm:
a) Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
...
Theo đó, không bắt buộc công dân phải đăng ký thuế và cấp mã số thuế chỉ khi công dân bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước đều phải thực hiện đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
Mục đích của việc chuẩn hóa dữ liệu mã số thuế cá nhân là gì?
Căn cứ theo Mục 4 Chỉ thị 18/CT-TTg năm 2023 hướng dẫn về những nội dung mà Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an thực hiện như sau:
Bộ Công an
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành trong việc hoàn thiện việc sửa đổi chính sách, pháp luật chuyên ngành thuộc chức năng, nhiệm vụ bảo đảm mục tiêu chung phát triển TMĐT, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh mạng, an ninh tiền tệ, trong đó nghiên cứu sử dụng định danh xác thực điện tử trong các giao dịch TMĐT.
b) Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch chi tiết về việc kết nối, chia sẻ dữ liệu đối với:
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để thực hiện chuyển đổi sử dụng mã định danh cá nhân làm mã số thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14.
...
Tại khoản 3 Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế như sau:
Đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế
...
3. Việc cấp mã số thuế được quy định như sau:
a) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Người nộp thuế có chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc trực tiếp thực hiện nghĩa vụ thuế thì được cấp mã số thuế phụ thuộc. Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì mã số ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đồng thời là mã số thuế;
b) Cá nhân được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó. Người phụ thuộc của cá nhân được cấp mã số thuế để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân. Mã số thuế cấp cho người phụ thuộc đồng thời là mã số thuế của cá nhân khi người phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước;
...
Đồng thời tại Điều 35 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về sử dụng mã số thuế như sau:
Sử dụng mã số thuế
...
4. Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác phải ghi mã số thuế trong hồ sơ mở tài khoản và các chứng từ giao dịch qua tài khoản của người nộp thuế.
5. Tổ chức, cá nhân khác trong việc tham gia quản lý thuế sử dụng mã số thuế đã được cấp của người nộp thuế khi cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế.
6. Khi bên Việt Nam chi trả tiền cho tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuyên biên giới dựa trên nền tảng trung gian kỹ thuật số không hiện diện tại Việt Nam thì phải sử dụng mã số thuế đã cấp cho tổ chức, cá nhân này để khấu trừ, nộp thay.
7. Khi mã số định danh cá nhân được cấp cho toàn bộ dân cư thì sử dụng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế.
Theo đó, việc chuẩn hóa dữ liệu mã số thuế cá nhân nhằm mục đích:
- Đảm bảo rằng mỗi cá nhân tổ chức sẽ được cấp 01 mã số thuế dùng suốt đời và người phụ thuộc của cá nhân được cấp mã số thuế để phục vụ giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân;
- Tiến tới sử dụng mã số định danh thay cho mã số thuế.
Hướng dẫn chuẩn hóa dữ liệu mã số thuế cá nhân trên thuế điện tử? (hình từ Internet)
Hướng dẫn chuẩn hóa dữ liệu mã số thuế cá nhân trên thuế điện tử?
Để thực hiện chuẩn hóa dữ liệu mã số thuế cá nhân cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào website thuế điện tử qua link sau: https://thuedientu.gdt.gov.vn/
Bước 2: Chọn mục Cá nhân ở bên góc phải màn hình chính;
Bước 3: Tiến hành đăng nhập tài khoản;
Bước 4: Chọn Đăng ký thuế/Thay đổi thông tin
Bước 5: Tại mục Giấy tờ của cá nhân, chọn Thay đổi thông tin;
Bước 6: Thực hiện cập nhật các thông tin để chuẩn hóa dữ liệu mã số thuế cá nhân như: Số CMND/CCCD, Ngày tháng năm sinh, Họ và tên;
Bước 7: Chon Tiếp tục, nhập mã OTP được gửi về số điện thoại đăng ký để hoàn thành cập nhật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương thức giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào?
- Mẫu Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cập nhật năm 2024?
- Mỗi cá nhân có bao nhiêu mã định danh y tế? Mã định danh y tế có mấy ký tự?
- Giếng khoan dầu khí cần bảo quản loại 1 bao gồm giếng nào? Giếng khoan dầu khí cần bảo quản loại 1 phải được kiểm tra định kỳ hằng năm đúng không?
- 05 Điều kiện phải đáp ứng khi chọn Tên, biểu tượng của quỹ xã hội, quỹ từ thiện từ 10/12/2024?