Người giữ chức vụ trưởng thôn có nhiệm vụ gì? Chức vụ trưởng thôn hiện nay có mức lương là bao nhiêu?
Chức vụ trưởng thôn là gì?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 04/2012/TT-BNV quy định chế độ, chính sách đối với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố:
Chế độ, chính sách đối với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố
1. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố là những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố; được hưởng phụ cấp hàng tháng, mức phụ cấp do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.
2. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn những kiến thức, kỹ năng cần thiết; nêu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì được biểu dương, khen thưởng; không hoàn thành nhiệm vụ, có vi phạm khuyết điểm, không được nhân dân tín nhiệm thì tùy theo mức độ sai phạm sẽ bị miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Như vậy, chức vụ trưởng thôn là người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố do Ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố đề cử nhằm mục đích quản lý, đại diện cho cộng đồng dân cư tại thôn, tổ dân phố đó.
Người giữ chức vụ trưởng thôn có nhiệm vụ gì? Chức vụ trưởng thôn hiện nay có mức lương là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Người giữ chức vụ trưởng thôn có nhiệm vụ gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Thông tư 04/2012/TT-BNV sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 14/2018/TT-BNV quy định nhiệm vụ của chức vụ trưởng thôn như sau:
- Triệu tập và chủ trì hội nghị thôn, tổ dân phố;
- Tổ chức thực hiện những công việc thuộc phạm vi thôn, tổ dân phố đã được nhân dân bàn và quyết định;
- Bảo đảm các nội dung hoạt động của thôn, tổ dân phố theo quy định.
- Vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở và hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Tập hợp, phản ánh, đề nghị chính quyền cấp xã giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong thôn, tổ dân phố.
- Báo cáo kịp thời với Ủy ban nhân dân cấp xã về những hành vi vi phạm pháp luật trong thôn, tổ dân phố;
- Thực hiện việc lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp những công việc của thôn, tổ dân phố;
- Lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và biểu quyết những công việc thuộc phạm vi cấp xã;
- Báo cáo kết quả cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Phối hợp với Ban công tác Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội ở thôn, tổ dân phố để vận động nhân dân tham gia thực hiện các phong trào và cuộc vận động do các tổ chức này phát động;
- Sáu tháng đầu năm và cuối năm phải báo cáo kết quả công tác trước hội nghị thôn, tổ dân phố.
Chức vụ trưởng thôn hiện nay có mức lương là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Thông tư 04/2012/TT-BNV quy định chế độ, chính sách đối với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố:
Chế độ, chính sách đối với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố
1. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố là những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố; được hưởng phụ cấp hàng tháng, mức phụ cấp do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.
...
Căn cứ khoản 2 Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định chế độ phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố:
Chế độ phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố
...
2. Thực hiện khoán quỹ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố. Ngân sách Trung ương khoán quỹ phụ cấp để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn, tổ dân phố như sau:
a) Đối với thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên; tổ dân phố có từ 500 hộ gia đình trở lên; thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã ở khu vực biên giới, hải đảo được khoán quỹ phụ cấp bằng 6,0 lần mức lương cơ sở. Trường hợp thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên chuyển thành tổ dân phố do thành lập đơn vị hành chính đô thị cấp xã thì được giữ mức khoán quỹ phụ cấp bằng 6,0 lần mức lương cơ sở;
b) Đối với các thôn, tổ dân phố không thuộc quy định tại điểm a khoản 2 Điều này được khoán quỹ phụ cấp bằng 4,5 lần mức lương cơ sở;
c) Trường hợp đơn vị hành chính cấp huyện không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã thì thôn, tổ dân phố quy định tại điểm a và điểm b khoản này được xác định theo đơn vị hành chính cấp huyện đó.
...
Như vậy, lương của chức vụ trưởng thôn có thể được hiểu là mức phụ cấp được ngân sách nhà nước. Trưởng thôn là một trong những người hoạt động không chuyên trách ở thôn.
Vì vậy ngân sách Trung ương khoán quỹ phụ cấp để chi trả hàng tháng cho trưởng thôn và những người hoạt động không chuyên trách khác như sau:
- Các thôn sau thì được khoán quỹ phụ cấp bằng 6.0 lần mức lương cơ sở tương đương 10.800.000 đồng đối với các thôn sau:
+ Thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên;
+ Thôn thuộc đơn vị hành chính cấp xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
+ Thôn thuộc đơn vị hành chính cấp xã ở khu vực biên giới, hải đảo
- Quỹ phụ cấp băng 4.5 lần mức lương cơ sở tương đương 8.100.000 đồng đối với các thôn còn lại.
Lưu ý: Mức lương cơ sở hiện tại là 1.800.000 đồng/tháng theo Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?