Quy định mức chi thăm hỏi ốm đau của cơ quan công đoàn năm 2024 như thế nào?

Cho tôi hỏi Quy định mức chi thăm hỏi ốm đau của cơ quan công đoàn năm 2024 như thế nào? (Câu hỏi của anh Thông - Thái Bình)

Quy định mức chi thăm hỏi ốm đau của cơ quan công đoàn năm 2024 như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu trong các cơ quan công đoàn từ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên được ban hành kèm theo Quyết định 4291/QĐ-TLĐ năm 2022 có quy định như sau:

Chi trực tiếp chăm lo, bảo vệ, đào tạo đoàn viên và người lao động
.....
2. Thăm hỏi, trợ cấp
2.1. Chi trợ cấp, hỗ trợ, thăm hỏi đối với cán bộ trong các cơ quan công đoàn
- Cán bộ công chức, lao động được cấp có thẩm quyền cho phép ký hợp đồng lao động (sau đây gọi tắt là CBCC) trong các cơ quan công đoàn bị ốm đau, tai nạn, dịch bệnh phải điều trị tại bệnh viện (nội, ngoại trú) được chi thăm hỏi tối đa 1.000.000 đồng/lần, một năm không quá 2 lần.
- CBCC trong các cơ quan công đoàn bị bệnh hiểm nghèo được trợ cấp tối đa 3.000.000 đồng/người/năm.
- CBCC trong các cơ quan công đoàn bị tử vong, thân nhân của CBCC được hỗ trợ tối đa 5.000.000 đồng; chi phúng viếng 1.000.000 đồng và tiền hương, hoa.
- Cha, mẹ đẻ hoặc bên vợ, bên chồng, vợ hoặc chồng, con của cán bộ CBCC trong các cơ quan công đoàn bị tử vong được trợ cấp tối đa 3.000.000 đồng/người; Chi phúng viếng 1.000.000 đồng và tiền hương, hoa.
- Gia đình CBCC trong các cơ quan công đoàn gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, dịch bệnh hoặc lý do đặc biệt khác được trợ cấp tối đa 3.000.000 đồng/lần; có người thân (cha, mẹ đẻ hoặc bên vợ, bên chồng, vợ hoặc chồng, con) ốm đau dài ngày, tai nạn phải điều trị được thăm hỏi tối đa 1.000.000 đồng/lần, một năm không quá 2 lần.

Như vậy, mức chi thăm hỏi ốm đau của cơ quan công đoàn năm 2024, cụ thể như sau:

*Áp dụng với cán bộ công chức, lao động được cấp có thẩm quyền cho phép ký hợp đồng lao động

Trường hợp

Mức chi

[1] Bị ốm đau, tai nạn, dịch bệnh phải điều trị tại bệnh viện (gồm nội trú và ngoại trú)

Được chi thăm hỏi tối đa 1.000.000 đồng/lần, không quá 2 lần/01năm.

[2] Bị bệnh hiểm nghèo

Được trợ cấp tối đa 3.000.000 đồng/người/năm.

[3] Bị tử vong

Nhân nhân được hỗ trợ tối đa 5.000.000 đồng. Ngoài ra, chi phúng viếng 1.000.000 đồng và tiền hương, hoa.

[4] Cha, mẹ đẻ hoặc bên vợ, bên chồng, vợ hoặc chồng, con của cán bộ CBCC trong các cơ quan công đoàn bị tử vong

Được trợ cấp tối đa 3.000.000 đồng/người và chi phúng viếng 1.000.000 đồng và tiền hương, hoa.

[5] Gia đình CBCC trong các cơ quan công đoàn gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, dịch bệnh hoặc lý do đặc biệt khác

Được trợ cấp tối đa 3.000.000 đồng/lần.

[6] Có người thân (cha, mẹ đẻ hoặc bên vợ, bên chồng, vợ hoặc chồng, con) ốm đau dài ngày, tai nạn phải điều trị

Được thăm hỏi tối đa 1.000.000 đồng/lần, không quá 2 lần/01năm.

Quy định mức chi thăm hỏi ốm đau của cơ quan công đoàn năm 2024 như thế nào?

Quy định mức chi thăm hỏi ốm đau của cơ quan công đoàn năm 2024 như thế nào? (Hình từ Internet)

Đối tượng nào được tham gia công đoàn Việt Nam?

Theo quy định tại Mục 3 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020, đối tượng tham gia công đoàn Việt Nam là người Việt Nam làm công hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động đang hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm:

- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc trong các đơn vị như sau:

+ Đơn vị sự nghiệp;

+ Cơ quan hành chính nhà nước,

+ Cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,

+ Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp,

+ Tổ chức xã hội nghề nghiệp.

- Người hưởng lương, định suất lương, phụ cấp, đang làm việc tại cơ quan xã, phường, thị trấn gồm: cơ quan hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội cấp xã

- Người lao động làm công hưởng lương đang làm việc trong các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã.

- Người lao động đang làm việc trong các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.

- Người lao động tự do, hợp pháp thuộc khu vực lao động phi chính thức, nếu có nguyện vọng, được gia nhập Công đoàn Việt Nam và được sinh hoạt theo hình thức nghiệp đoàn cơ sở.

- Người lao động được cơ quan có thẩm quyền cử làm đại diện quản lý phần vốn của Nhà nước, đang giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Hệ thống công đoàn Việt Nam được tổ chức như thế nào?

Theo quy định Điều 7 Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020, hệ thống công đoàn Việt Nam hiện nay là tổ chức thống nhất bao gồm các cấp sau:

[1] Cấp Trung ương: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

[2] Cấp tỉnh, ngành trung ương gồm: Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công đoàn ngành trung ương và tương đương.

[3] Cấp trên trực tiếp cơ sở gồm:

- Liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

- Công đoàn ngành địa phương.

- Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao

- Công đoàn tổng công ty.

- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác.

[4] Cấp cơ sở gồm: Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở

Trân trọng!

Công đoàn
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Công đoàn
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tuần 2 Cuộc thi trực tuyến về Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết Đại hội 13 và Nghị quyết Đại hội 11 Công đoàn tỉnh Bình Phước 2023 - 2028?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tuần 1 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết Đại hội 13 và Nghị quyết Đại hội 11 Công đoàn tỉnh Bình Phước 2023 - 2028?
Hỏi đáp Pháp luật
Tính đến nay, Công đoàn Việt Nam đã trải qua mấy kỳ Đại hội?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu truyền thống Công đoàn Quảng Bình và Nghị quyết Đại hội 19 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nước ngoài lao động tại Việt Nam có đóng đoàn phí cho Công đoàn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Công đoàn là gì? Công ty dưới 10 người có bắt buộc phải thành lập công đoàn hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Công đoàn phải giúp cho mỗi đoàn viên, người lao động nhận thức sâu sắc hơn về Đảng,... từ đó nâng cao thu nhập, đời sống của mình và gia đình. Câu nói này của ai, trong bối cảnh nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa 13 có bao nhiêu chương, bao nhiêu điều?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam đề ra bao nhiêu nhóm chỉ tiêu hàng năm, bao nhiêu nhóm chỉ tiêu nhiệm kỳ?
Hỏi đáp Pháp luật
Đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng hằng tháng bằng bao nhiêu phần trăm (%) tiền lương?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công đoàn
Dương Thanh Trúc
21,398 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Công đoàn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào