Giáo viên mầm non được hưởng phụ cấp đứng lớp bao nhiêu?
Giáo viên mầm non được hưởng phụ cấp đứng lớp bao nhiêu?
Căn cứ Tiểu mục 1 Mục 2 Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC quy định mức phụ cấp và cách tính:
MỨC PHỤ CẤP VÀ CÁCH TÍNH
1. Mức phụ cấp
a) Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, các học viện, trường bồi dưỡng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ nhà giáo giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm và nhà giáo dạy môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh);
b) Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở đồng bằng, thành phố, thị xã; trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề; các trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;
c) Mức phụ cấp 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã; các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa;
d) Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm (đại học, cao đẳng, trung học), trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo và nhà giáo dạy môn chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề;
đ) Mức phụ cấp 45% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng;
e) Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
Việc xác định địa bàn miền núi thực hiện theo quy định của Uỷ ban Dân tộc; địa bàn hải đảo theo thực tế địa lý; địa bàn vùng sâu, vùng xa tuỳ theo đặc điểm của từng địa phương do Uỷ ban nhân dân tỉnh hướng dẫn sau khi có ý kiến thống nhất của Liên Bộ.
...
Như vậy, giáo viên mầm non được hưởng phụ cấp đứng lớp như sau:
- Mức phụ cấp 35% áp dụng đối với giáo viên mầm non giảng dạy ở đồng bằng, thành phố, thị xã.
- Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với giáo viên mầm non giảng dạy ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
Giáo viên mầm non được hưởng phụ cấp đứng lớp được tính như thế nào? (Hình từ Internet)
Phụ cấp đứng lớp của giáo viên mầm non được tính như thế nào?
Căn cứ Tiểu mục 2 Mục 2 Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC quy định cách tính phụ cấp đứng lớp của giáo viên mầm non như sau:
Mức phụ cấp đứng lớp được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x [Hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x Tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.
Trong đó:
- Mức lương tối thiểu chung (hiện nay là mức lương cơ sở). Từ ngày 01/7/2023 mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng (Căn cứ Nghị định 24/2023/NĐ-CP)
- Hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng được quy định tại Điều 8 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT như sau:
+ Giáo viên mầm non hạng 3 được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89;
+ Giáo viên mầm non hạng 2 được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
+ Giáo viên mầm non hạng 1 được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38.
- Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo quy định tại Mục 4 Thông tư 33/2005/TT- BGD&ĐT như sau:
Chức vụ | Hạng trường | Hệ số |
Hiệu trưởng | Hạng I | 0,5 |
Hạng II | 0,35 | |
Hạng I | 0,35 | |
Phó Hiệu trưởng | Hạng II | 0,25 |
Tổ trưởng chuyên môn và tương đương | Không phân biệt | 0,2 |
Tổ phó chuyên môn và tương đương | Không phân biệt | 0,15 |
- Phụ cấp thâm niên vượt khung quy định tại Mục 3 Thông tư 04/2005/TT-BNV như sau:
+ Giáo viên mầm non sau 3 năm (đủ 36 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó;
+ Từ năm thứ tư trở đi, mỗi năm có đủ hai tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính hưởng thêm 1%.
- Tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi như sau:
+ Mức phụ cấp 35% áp dụng đối với giáo viên mầm non giảng dạy ở đồng bằng, thành phố, thị xã.
+ Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với giáo viên mầm non giảng dạy ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
Giáo viên mầm non không được hưởng phụ cấp đứng lớp trong thời gian nào?
Căn cứ Tiểu mục 2 Mục 1 Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC quy định thời gian không được tính hưởng phụ cấp đứng lớp như sau:
- Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định.
- Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng;
- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định.
- Thời gian bị đình chỉ giảng dạy.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?