Thương binh loại B được hưởng mức trợ cấp ưu đãi hằng tháng là bao nhiêu?

Cho tôi hỏi thương binh loại B được hưởng mức trợ cấp ưu đãi hằng tháng là bao nhiêu? Câu hỏi từ anh Toàn (Quảng Bình)

Thương binh loại B là những đối tượng nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 23 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định điều kiện, tiêu chuẩn thương binh, người hưởng chính sách như thương binh:

Điều kiện, tiêu chuẩn thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
...
3. Thương binh loại B là quân nhân, công an nhân dân bị thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên trong khi tập luyện, công tác đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993.
...

Như vậy, thương binh loại B những quân nhân, công an nhân dân bị thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên.

Thương binh loại B là người đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993.

Thương binh loại B được hưởng mức trợ cấp ưu đãi hằng tháng là bao nhiêu?

Thương binh loại B được hưởng mức trợ cấp ưu đãi hằng tháng là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Thương binh loại B được hưởng mức trợ cấp ưu đãi hằng tháng là bao nhiêu?

Căn cứ Phụ lục 3 Mức hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với thương binh loại B ban hành kèm theo Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định mức hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng của thương binh loại B như sau:

STT

Tỷ lệ tổn thương cơ thể

Mức hưởng trợ cấp

STT

Tỷ lệ tổn thương cơ thể

Mức hưởng trợ cấp

1

21%

904.000

21

41%

1.756.000

2

22%

947.000

22

42%

1.799.000

3

23%

987.000

23

43%

1.842.000

4

24%

1.032.000

24

44%

1.883.000

5

25%

1.076.000

25

45%

1.924.000

6

26%

1.117.000

26

46%

1.968.000

7

27%

1.159.000

27

47%

2.006.000

8

28%

1.200.000

28

48%

2.050.000

9

29%

1.245.000

29

49%

2.092.000

10

30%

1.287.000

30

50%

2.135.000

11

31%

1.328.000

31

51%

2.179.000

12

32%

1.372.000

32

52%

2.218.000

13

33%

1.415.000

33

53%

2.263.000

14

34%

1.459.000

34

54%

2.306.000

15

35%

1.501.000

35

55%

2.389.000

16

36%

1.541.000

36

56%

2.431.000

17

37%

1.584.000

37

57%

2.477.000

18

38%

1.628.000

38

58%

2.519.000

19

39%

1.671.000

39

59%

2.560.000

20

40%

1.712.000

40

60%

2.602.000

41

61%

2.646.000

61

81%

3.497.000

42

62%

2.688.000

62

82%

3.541.000

43

63%

2.732.000

63

83%

3.581.000

44

64%

2.772.000

64

84%

3.625.000

45

65%

2.816.000

65

85%

3.671.000

46

66%

2.860.000

66

86%

3.710.000

47

67%

2.902.000

67

87%

3.754.000

48

68%

2.942.000

68

88%

3.795.000

49

69%

2.984.000

69

89%

3.840.000

50

70%

3.028.000

70

90%

3.880.000

51

71%

3.073.000

71

91%

3.923.000

52

72%

3.114.000

72

92%

3.966.000

53

73%

3.157.000

73

93%

4.009.000

54

74%

3.199.000

74

94%

4.053.000

55

75%

3.244.000

75

95%

4.094.000

56

76%

3.285.000

76

96%

4.137.000

57

77%

3.326.000

77

97%

4.178.000

58

78%

3.367.000

78

98%

4.220.000

59

79%

3.412.000

79

99%

4.264.000

60

80%

3.457.000

80

100%

4.308.000

Như vậy, mức trợ cấp ưu đãi hằng tháng của thương binh loại B từ 904.000 đồng/tháng đến 4.308.000 đồng/tháng.

Thương binh loại B có được hưởng những chế độ ưu đãi của người có công với cách mạng không?

Căn cứ Điều 3 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng:

Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng
1. Người có công với cách mạng bao gồm:
a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
c) Liệt sỹ;
d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
g) Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;
h) Bệnh binh;
i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
k) Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;
l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;
m) Người có công giúp đỡ cách mạng.
2. Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sỹ.

Như vậy, những thương binh loại B được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng trong trường hợp những thương binh loại B được công nhận trước ngày 31/12/1993.

Trợ cấp ưu đãi hằng tháng của thương binh loại B có phải là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân không?

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 3 Nghị định 65/2013/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định thu nhập chịu thuế:

Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế của cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây:
...
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
- Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công;
- Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ;
- Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang;
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm;
- Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực;
- Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội;
- Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật;
- Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao;
- Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ, công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người Việt Nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về Việt Nam làm việc;
- Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản;
- Phụ cấp đặc thù ngành nghề.
Các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế quy định tại Điểm này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định
...

Như vậy, trợ cấp ưu đãi hằng tháng của thương binh loại B không thuộc khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thương binh
Phan Vũ Hiền Mai
7,392 lượt xem
Thương binh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thương binh
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn hưởng thêm chế độ trợ cấp đối với thương binh đồng thời là bệnh binh mới nhất năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Thương binh đồng thời là bệnh binh thì có được hưởng hai chế độ cùng một lúc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thương binh 4/4 là người có tỷ lệ tổn thương cơ thể bao nhiêu phần trăm?
Hỏi đáp Pháp luật
Thương binh loại A là gì? Thương binh có mấy loại?
Hỏi đáp Pháp luật
Thương binh 3/4 là gì? Lương thương binh 3/4 hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thương binh loại B được hưởng mức trợ cấp ưu đãi hằng tháng là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Lương thương binh 2/4 hiện nay là bao nhiêu? Thương binh 2/4 và thân nhân được hưởng các chế độ ưu đãi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục khám giám định lại thương tật cho thương binh đang tại ngũ trong quân đội có vết thương đặc biệt tái phát mới nhất năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh để hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp pháp luật
Việc công nhận thương binh thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ bị thương trong chiến tranh được hướng dẫn như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thương binh có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thương binh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thương binh

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản về người có công với cách mạng mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào