Doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường bảo hiểm người lao động bị chết do tai nạn lao động trên công trường trong các trường hợp nào?

Cho tôi hỏi, doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường bảo hiểm người lao động bị chết do tai nạn lao động trên công trường trong các trường hợp nào? Nhờ anh chị giải đáp.

Doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường bảo hiểm người lao động bị chết do tai nạn lao động trên công trường trong các trường hợp nào?

Căn cứ quy định Điều 49 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về phạm vi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm như sau:

Phạm vi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
1. Phạm vi bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm trong các trường hợp sau:
a) Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h và điểm i khoản 2 Điều 34 Nghị định này.
b) Tổn thất có liên quan đến chất amiăng hoặc bất kỳ nguyên vật liệu nào có chứa chất amiăng.
c) Tổn thất phát sinh do mâu thuẫn của chính người lao động với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc thi công trên công trường.
d) Tổn thất phát sinh do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân.
đ) Tổn thất phát sinh do người lao động sử dụng chất gây nghiện, ma túy trái với quy định của pháp luật (trừ trường hợp thuốc được kê để điều trị theo chỉ định của bác sĩ được cấp phép).
e) Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý vi phạm pháp luật của bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm (trừ trường hợp người lao động tự vệ, cứu người, cứu tài sản hoặc sử dụng các chất kích thích để điều trị theo chỉ định của bác sĩ).

Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường bảo hiểm người lao động bị chết do tai nạn lao động trên công trường trong các trường hợp sau đây:

- Tổn thất phát sinh do chiến tranh, bạo loạn, đình công, hành động của các thế lực thù địch, nổi loạn, hành động ác ý nhân danh hoặc có liên quan tới các tổ chức chính trị, tịch biên, sung công, trưng dụng, trưng thu hay phá hủy hoặc bị gây thiệt hại theo lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Tổn thất phát sinh do hành động khủng bố.

- Tổn thất phát sinh do phản ứng hạt nhân, phóng xạ hạt nhân, nhiễm phóng xạ.

- Tổn thất hoặc thiệt hại của bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm có tên trong danh sách cấm vận.

- Tổn thất hoặc thiệt hại có liên quan đến dịch bệnh theo công bố của cơ quan có thẩm quyền.

- Tổn thất phát sinh trong trường hợp bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

- Tổn thất phát sinh do ngừng công việc thi công xây dựng hoặc tổn thất do hậu quả của ngừng công việc thi công xây dựng (dù là ngừng một phần hoặc toàn bộ công việc thi công).

- Tổn thất đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính.

- Tổn thất có liên quan đến chất amiăng hoặc bất kỳ nguyên vật liệu nào có chứa chất amiăng.

- Tổn thất phát sinh do mâu thuẫn của chính người lao động với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc thi công trên công trường.

- Tổn thất phát sinh do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân.

- Tổn thất phát sinh do người lao động sử dụng chất gây nghiện, ma túy trái với quy định của pháp luật (trừ trường hợp thuốc được kê để điều trị theo chỉ định của bác sĩ được cấp phép).

- Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý vi phạm pháp luật của bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm (trừ trường hợp người lao động tự vệ, cứu người, cứu tài sản hoặc sử dụng các chất kích thích để điều trị theo chỉ định của bác sĩ).

Doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường bảo hiểm người lao động bị chết do tai nạn lao động trên công trường trong các trường hợp nào?

Doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường bảo hiểm người lao động bị chết do tai nạn lao động trên công trường trong các trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Các khoản chi trả khi người lao động bị chết do tai nạn lao động do thực hiện công việc thi công trên công trường thuộc trách nhiệm bảo hiểm gồm những gì?

Căn cứ quy định khoản 3 Điều 52 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về nguyên tắc bồi thường bảo hiểm như sau:

Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm theo quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và theo nguyên tắc sau:
...
3. Khi người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường thuộc trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có trách nhiệm chi trả những khoản tiền theo thỏa thuận giữa nhà thầu thi công và người lao động hoặc đại diện hợp pháp của người lao động (trong trường hợp người lao động đã chết), bao gồm các khoản chi trả sau:
a) Phụ cấp nghỉ việc trong thời gian điều trị theo chỉ định của bác sĩ điều trị được tính căn cứ vào mức tiền lương theo hợp đồng lao động nhưng không vượt quá 6 tháng lương trong mỗi sự kiện bảo hiểm.
b) Chi phí y tế thực tế bao gồm: chi phí cấp cứu, chi phí điều trị nội, ngoại trú cần thiết và hợp lý.
c) Trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%, mức bồi thường cụ thể cho từng loại thương tật, thiệt hại về người được xác định theo Bảng tỷ lệ trả tiền bồi thường bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.
d) Trường hợp người lao động bị chết hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả 100 triệu đồng cho một người trong một vụ.
Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm đ khoản nảy không vượt quá 100 triệu đồng cho một người trong một vụ đối với trường hợp tham gia giới hạn trách nhiệm bảo hiểm 100 triệu đồng.

Như vậy, các khoản chi trả khi người lao động bị chết do tai nạn lao động do thực hiện công việc thi công trên công trường thuộc trách nhiệm bảo hiểm gồm có:

- Phụ cấp nghỉ việc trong thời gian điều trị theo chỉ định của bác sĩ điều trị được tính căn cứ vào mức tiền lương theo hợp đồng lao động nhưng không vượt quá 6 tháng lương trong mỗi sự kiện bảo hiểm.

- Chi phí y tế thực tế bao gồm: chi phí cấp cứu, chi phí điều trị nội, ngoại trú cần thiết và hợp lý.

- Trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%, mức bồi thường cụ thể cho từng loại thương tật, thiệt hại về người được xác định theo Bảng tỷ lệ trả tiền bồi thường bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường theo quy định.

- Trường hợp người lao động bị chết hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả 100 triệu đồng cho một người trong một vụ.

Lưu ý: Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm theo quy định không vượt quá 100 triệu đồng cho một người trong một vụ đối với trường hợp tham gia giới hạn trách nhiệm bảo hiểm 100 triệu đồng.

Tài liệu chứng minh người lao động bị chết do tai nạn lao động trên công trường trong hồ sơ yêu cầu bảo hiểm gồm những gì?

Căn cứ quy định khoản 3 Điều 53 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về hồ sơ bồi thường bảo hiểm như sau:

Hồ sơ bồi thường bảo hiểm
...
3. Tài liệu chứng minh người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính):
a) Biên bản điều tra tai nạn lao động do cơ quan có thẩm quyền lập theo quy định của pháp luật (nếu có). Trường hợp người lao động bị tai nạn giao thông và được xác định là tai nạn lao động thì phải có biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông do các cơ quan có thẩm quyền lập theo quy định của pháp luật.
b) Tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau: Giấy chứng nhận thương tích; Giấy ra viện; Giấy chứng nhận phẫu thuật; Hồ sơ bệnh án; Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử hoặc văn bản xác nhận của cơ quan Công an hoặc kết quả giám định của cơ quan giám định pháp y.
c) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên (nếu có).
d) Hóa đơn, chứng từ hợp lệ của các cơ sở y tế chứng minh việc điều trị thương tật do tai nạn lao động của người lao động.
...

Như vậy, tài liệu chứng minh người lao động bị chết do tai nạn lao động trên công trường trong hồ sơ yêu cầu bảo hiểm gồm có:

- Biên bản điều tra tai nạn lao động do cơ quan có thẩm quyền lập theo quy định của pháp luật (nếu có).

Lưu ý: Trường hợp người lao động bị tai nạn giao thông và được xác định là tai nạn lao động thì phải có biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông do các cơ quan có thẩm quyền lập theo quy định của pháp luật.

- Tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau:

+ Giấy chứng nhận thương tích;

+ Giấy ra viện;

+ Giấy chứng nhận phẫu thuật;

+ Hồ sơ bệnh án;

+ Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử hoặc văn bản xác nhận của cơ quan Công an hoặc kết quả giám định của cơ quan giám định pháp y.

- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên (nếu có).

- Hóa đơn, chứng từ hợp lệ của các cơ sở y tế chứng minh việc điều trị thương tật do tai nạn lao động của người lao động.

Trần trọng!

Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự
Hỏi đáp Pháp luật
Mức phạt 2025 đối với chủ xe gắn máy quên mang theo chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự còn hiệu lực là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP, trừ một số trường hợp đặc biệt, thời hạn bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tối thiểu là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo quy định Nghị định 67/2023/NĐ-CP, giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do xe cơ giới gây ra cho một người trong một vụ tai nạn là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 67/2023/NĐ-CP, phạm vi bồi thường thiệt hại của bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới khi có tai nạn là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của xe máy điện hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự bắt buộc phải có Thông báo kết quả điều tra tai nạn giao thông gây tử vong không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, mức phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự ô tô bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Mua xe trả góp có cần mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của xe cơ giới năm 2024 là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự
Đinh Khắc Vỹ
604 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào