Luật tổ chức hội đồng nhân dân mới nhất hiện nay?
Luật Tổ chức hội đồng nhân dân mới nhất hiện nay?
Trước đây, Luật tổ chức hội đồng nhân dân được quy định cụ thể tại Luật Tổ chức hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân 2003. Tuy nhiên, hiện tại, Luật Tổ chức hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân 2003 đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.
Theo đó, Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 bao gồm 143 Điều luật và 9 Chương cụ thể nội dung như sau:
- Chương I: Những quy định chung.
- Chương II: Chính quyền địa phương ở nông thôn.
- Chương III: Chính quyền địa phương ở đô thị.
- Chương IV: Chính quyền địa phương ở hải đảo.
- Chương V: Chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
- Chương VI: Hoạt động của chính quyền địa phương.
- Chương VII: Thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
- Chương VIII: Điều khoản thi hành.
Chính vì vậy, hiện nay không có Luật tổ chức hội đồng nhân dân, các quy định về tổ chức hội đồng nhân dân được quy định thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015.
Luật tổ chức hội đồng nhân dân mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh như thế nào?
Theo quy định tại Điều 18 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019, cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được tổ chức cụ thể như:
(1) Hội đồng nhân dân tỉnh gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở tỉnh bầu ra.
(2) Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh gồm
- Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
- Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
- Các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Trường hợp Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách thì có một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
Trường hợp Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách thì có hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
(3) Hội đồng nhân dân tỉnh thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - ngân sách, Ban văn hóa - xã hội.
- Nơi nào có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì thành lập Ban dân tộc. Tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban dân tộc do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh gồm có:
- Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên.
- Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.
- Trường hợp Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách thì Ban có một Phó Trưởng ban.
- Trường hợp Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách thì Ban có hai Phó Trưởng ban.
- Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
(4) Các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân.
Số lượng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân do Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.
Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân là bao lâu?
Căn cứ tại Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân như sau:
Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
1. Nhiệm kỳ của mỗi khóa Hội đồng nhân dân là 05 năm, kể từ kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa đó đến kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa sau. Chậm nhất là 45 ngày trước khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Hội đồng nhân dân khóa mới phải được bầu xong.
Việc rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Nhiệm kỳ của đại biểu Hội đồng nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu bổ sung bắt đầu làm nhiệm vụ đại biểu từ ngày khai mạc kỳ họp tiếp sau cuộc bầu cử bổ sung đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa sau.
3. Nhiệm kỳ của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới bầu ra Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân khóa mới.
Theo đó, nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân là 05 năm, kể từ kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa đó đến kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa sau.
Nhiệm kỳ của đại biểu Hội đồng nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân. Bên cạnh đó, nhiệm kỳ của Thường trực Hội đồng nhân dân được tính theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Âm năm 2025 - Lịch Vạn Niên năm 2025: Chi tiết cả năm và các ngày đáng chú ý? Còn mấy ngày Thứ 2 nữa đến Tết Âm lịch 2025?
- Tài xế xe taxi bắt buộc phải cung cấp hóa đơn cho hành khách từ 1/1/2025?
- Đảo nào có diện tích lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa?
- Sẽ giảm phí công đoàn cho các doanh nghiệp gặp khó khăn từ 1/7/2025?
- Mùng 2/12 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương, thứ mấy? Có phải là ngày lễ người lao động được nghỉ hưởng lương không?