Phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Trường hợp 1: Phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 135 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm d khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017)
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm nếu:
Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
- Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu:
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên.
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người.
Trường hợp 2: Phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125 Bộ luật Hình sự 2015)
- Bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu:
Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó.
- Bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm nếu: Phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đối với 02 người trở lên.
Lưu ý: Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra là một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (tại điểm e khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015)
Do đó, tùy vào mức độ, tình tiết vụ án, tính chất hành vi phạm tội thì hình phạt cụ thể sẽ do Tòa án quyết định cuối cùng.
Phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào? (Hình từ Internet)
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ thời điểm nào?
Tại Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
Như vậy, việc truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện.
Nếu trong thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định, người phạm tội lại tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội mới mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
Tội nào không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự?
Tại Điều 28 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của Bộ luật này đối với các tội phạm sau đây:
1. Các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của Bộ luật này;
2. Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật này;
3. Tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353 của Bộ luật này; tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của Bộ luật này.
Như vậy, tội không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự bao gồm:
- Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
- Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;
- Tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015;
- Tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?