Bữa cơm cuối cùng của người tử tù có những gì?
Người bị tử tù là gì?
Căn cứ theo Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tử hình như sau:
Tử hình
1. Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định.
...
Như vậy, từ quy định trên có thể hiểu người bị tử tù là người thực hiện hành vi phạm tội đã bị tòa án kết án tử hình và đang bị giam giữ trong trại giam để chờ ngày đưa ra thi hành án.
Bữa cơm cuối cùng của người tử tù có những gì? (Hình từ Internet)
Bữa cơm cuối cùng của người tử tù có những gì?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 43/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của trại tạm giam nơi giam giữ người bị kết án tử hình cụ thể như sau:
Trách nhiệm của Trại tạm giam nơi giam giữ người bị kết án tử hình
1. Chuẩn bị các điều kiện và nơi làm việc theo yêu cầu của Hội đồng thi hành án tử hình.
2. Bàn giao người bị thi hành án tử hình cho Đội thi hành án tử hình theo yêu cầu của Hội đồng thi hành án tử hình.
3. Tổ chức cho người bị thi hành án tử hình ăn, uống (được hưởng bằng 5 lần tiêu chuẩn của ngày Lễ, Tết quy định đối với người bị tạm giam), viết thư, ghi âm lời nói cuối cùng.
4. Bàn giao cho gia đình thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp đầy đủ giấy tờ, đồ vật, tài sản, tiền mà người bị thi hành án tử hình gửi lại trong thời gian bị giam giữ (nếu có).
5. Bàn giao hồ sơ của người bị thi hành án tử hình theo quy định.
Đồng thời, tại Điều 27 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 về chế độ ăn, ở của người bị tạm giữ, người bị tạm giam như sau:
Chế độ ăn, ở của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được bảo đảm tiêu chuẩn định lượng về gạo, rau, thịt, cá, đường, muối, nước chấm, bột ngọt, chất đốt, điện, nước sinh hoạt. Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định việc hoán đổi định lượng ăn cho phù hợp với thực tế để bảo đảm cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam ăn hết tiêu chuẩn.
Ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật, người bị tạm giữ, người bị tạm giam được ăn thêm nhưng mức ăn không quá năm lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
Căn cứ yêu cầu bảo đảm sức khỏe của người bị tạm giữ, người bị tạm giam, Chính phủ quy định cụ thể định mức ăn phù hợp với điều kiện kinh tế, ngân sách và biến động giá cả thị trường.
2. Người bị tạm giữ được nhận quà của thân nhân gửi trong thời gian bị tạm giữ không quá một lần; nếu gia hạn tạm giữ thì mỗi lần gia hạn tạm giữ được nhận quà một lần. Người bị tạm giam được nhận quà của thân nhân gửi đến không quá ba lần trong 01 tháng. Định lượng quà là đồ ăn, uống cho mỗi lần gửi không được vượt quá ba lần tiêu chuẩn ăn ngày thường. Thủ trưởng cơ sở giam giữ tổ chức tiếp nhận, kiểm tra loại bỏ các vật bị cấm và giao đầy đủ cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam; kiểm tra, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi chiếm đoạt quà, đồ dùng sinh hoạt của người bị tạm giữ, người bị tạm giam. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể loại quà mà thân nhân người bị tạm giữ, người bị tạm giam được phép gửi.
3. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được bảo đảm an toàn thực phẩm trong ăn, uống. Cơ sở giam giữ tổ chức bếp ăn và được cấp các dụng cụ cần thiết cho việc bảo quản lương thực, thực phẩm, nấu ăn, nước uống và chia đồ ăn theo khẩu phần tiêu chuẩn.
4. Chỗ nằm tối thiểu của mỗi người bị tạm giữ, người bị tạm giam là 02 mét vuông (m2), được bố trí sàn nằm và có chiếu.
Như vậy, theo quy định trên thì bữa cơm cuối cùng của người tử tù sẽ được trại tạm giam nơi giam giữ tổ chức cho người bị tử tù ăn, uống bằng 5 lần tiêu chuẩn của ngày Lễ, Tết quy định.
Đồng thời, ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật, người bị tạm giữ, người bị tạm giam được ăn thêm nhưng mức ăn không quá năm lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
Từ đây có thể hiểu, bữa cơm cuối cùng của người tử tù có thể được ăn với tiêu chuẩn tối đa gấp 25 lần mức ăn của một ngày bình thường.
Tại thời điểm này, người tử tù sẽ được ăn những món mà mình thích.
Ngoài ra, người tử tù còn được viết thư, ghi âm lời nói cuối cùng để nhắn gửi cho người thân, gia đình.
Không được thi hành án tử hình trong các trường hợp nào?
Theo quy định tại Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về việc không được thi hành án hình sự trong các trường hợp sau đây:
- Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
- Người đủ 75 tuổi trở lên.
- Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
Đối với các trường hợp trên hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.
Trân trọng!
- Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017
- Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017
- Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017
- Luật Tố tụng hành chính 2015
- Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017
- Luật Trách nhiệm bồi thưởng của Nhà nước 2017
- trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
- yêu cầu bồi thường
- Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thi hành án tử hình có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điện năng lượng tái tạo là gì? Nguyên tắc phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới từ 01/02/2025?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý của Quỹ Hỗ trợ nông dân?
- Công văn 7585/BNV-TL 2024 thực hiện chế độ tiền thưởng theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP như thế nào?
- Quy định miễn thi môn Ngữ văn khi xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025?
- Bộ Đề thi cuối kì 1 Toán 5 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024-2025?