Phòng biệt giam người bị kết án tử hình được quy định như thế nào?
Người bị kết án tử hình có được giam giữ ở phòng riêng không?
Căn cứ Điều 18 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định phân loại quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giam:
Phân loại quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giam
1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được bố trí theo khu và phân loại như sau:
a) Người bị tạm giữ;
b) Người bị tạm giam;
c) Người dưới 18 tuổi;
d) Phụ nữ;
đ) Người nước ngoài;
e) Người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A;
g) Người thực hiện hành vi phạm tội có tính chất côn đồ; giết người; cướp tài sản thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; tái phạm nguy hiểm;
h) Người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia;
i) Người bị kết án tử hình;
k) Người đang chờ chấp hành án phạt tù;
l) Người thường xuyên vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ;
m) Người có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình nhưng chưa được giám định, đang chờ kết quả giám định hoặc đang chờ đưa đi cơ sở bắt buộc chữa bệnh.
2. Không giam giữ chung buồng những người trong cùng một vụ án đang trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử.
3. Trong trường hợp đặc biệt, do điều kiện thực tế mà nhà tạm giữ, trại tạm giam không thể đáp ứng được yêu cầu giam giữ riêng hoặc để bảo đảm yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử, bảo đảm an toàn cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam thì Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam, Trưởng buồng tạm giữ đồn biên phòng phối hợp với cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định bằng văn bản những người được giam giữ chung.
4. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam sau đây có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng:
a) Người đồng tính, người chuyển giới;
b) Người quy định tại các điểm e, i và m khoản 1 Điều này;
c) Phụ nữ có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng.
Theo quy định trên, người bị kết án tử hình được bố trí giam giữ ở buồng riêng.
Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, do điều kiện thực tế mà nhà tạm giữ, trại tạm giam không thể đáp ứng được yêu cầu giam giữ riêng thì Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam, Trưởng buồng tạm giữ đồn biên phòng phối hợp với cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định bằng văn bản những người được giam giữ chung.
Phòng biệt giam người bị kết án tử hình được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Phòng biệt giam người bị kết án tử hình được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 39/2012/TT-BCA quy định khu vực, buồng giam người bị kết án tử hình:
Khu vực, buồng giam người bị kết án tử hình
Trại tạm giam phải tổ chức khu vực riêng để giam người bị kết án tử hình và phải có biển ghi rõ là khu giam người bị kết án tử hình. Buồng giam người bị kết án tử hình phải được xây dựng kiên cố (theo mẫu thống nhất của Bộ Công an), bảo đảm đủ ánh sáng, có cùm chân và được trang bị phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ để theo dõi, giám sát.
Theo quy định trên, phòng giam người bị kết án tử hình phải được xây dựng kiên cố, bảo đảm đủ ánh sáng, có cùm chân và được trang bị phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ để theo dõi, giám sát.
Trường hợp nào người bị kết án tử hình được đưa ra khỏi buồng giam?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Thông tư 39/2012/TT-BCA quy định các trường hợp trích xuất và công tác quản lý, giám sát khi trích xuất người bị kết án tử hình:
Các trường hợp trích xuất và công tác quản lý, giám sát khi trích xuất người bị kết án tử hình
1. Việc trích xuất đưa người bị kết án tử hình ra khỏi buồng giam được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Gặp luật sư hoặc người bào chữa khác. Luật sư hoặc người bào chữa khác khi gặp phải có giấy chứng nhận bào chữa cho người bị kết án tử hình do cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
b) Gặp thân nhân theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này.
c) Gặp làm việc với cán bộ thuộc các cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật hoặc gặp tiếp xúc, làm việc với cơ quan có liên quan như: Văn phòng Chủ tịch nước, cơ quan Lãnh sự, Ngoại giao, tổ chức quốc tế theo quy định.
...
Như vậy, người bị kết án tử hình được đưa ra khỏi buồng giam trong các trường hợp sau:
- Gặp luật sư hoặc người bào chữa khác. Luật sư hoặc người bào chữa khác khi gặp phải có giấy chứng nhận bào chữa cho người bị kết án tử hình do cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền cấp theo quy định.
- Gặp thân nhân theo quy định.
- Gặp làm việc với cán bộ thuộc các cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật.
- Gặp tiếp xúc, làm việc với cơ quan có liên quan như: Văn phòng Chủ tịch nước, cơ quan Lãnh sự, Ngoại giao, tổ chức quốc tế theo quy định.
Lưu ý: Nội dung bài viết dựa trên quy định tại Thông tư 39/2012/TT-BCA, hiện nay Thông tư 39/2012/TT-BCA đã hết hiệu lực từ ngày 01/01/2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thi hành án tử hình có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Lỗi dừng đèn đỏ quá vạch 2025 đối với xe máy bị phạt bao nhiêu?
- Những món ăn phổ biến vào ngày tết Nguyên đán? Công tác an toàn thực phẩm đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 triển khai như thế nào?
- Giao thừa 2025 lúc mấy giờ? Giao thừa 2025 có bắn pháo hoa không?
- Ngày 2 tháng 2 năm 2025 là mùng mấy Tết 2025?