Muốn làm bác sĩ đa khoa thi khối nào?

Cho tôi hỏi Muốn làm bác sĩ đa khoa thi khối nào? (Câu hỏi của chị Uyên - Cần Thơ)

Muốn làm bác sĩ đa khoa thi khối nào?

Trước tiên, để được làm bác sĩ đa khoa thì cần phải có bằng tốt nghiệp đại học về ngành y đa khoa hoặc các văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật.

Hiện tại đối với mỗi trường đại học y tuyển sinh ngành y đa khoa thì sẽ có yêu cầu về khối thi xét tuyển khác nhau.

Dưới đây là các khối thi tương ứng với ngành y đa khoa của các trường đại học như sau:

STT

Trường đại học

Ngành

Khối thi

1

Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh

Y khoa

Khối B00: Toán, Hóa, Sinh

2

Đại học Y dược Hà Nội

Y khoa

Khối B00: Toán, Hóa, Sinh

3

Đại học Y dược Huế

Y khoa

Khối B00: Toán, Hóa, Sinh

4

Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Y khoa

Khối B00: Toán, Hóa, Sinh.

5

Học viện Quân Y

Bác sĩ đa khoa

Khối B00: Toán, Hóa, Sinh.

Khối A00: Toán, Lý, Hóa.

6

Đại học Y dược Cần Thơ

Y khoa

Khối B00: Toán, Hóa, Sinh.

Có thể thấy, phần lớn các trường đại học y top đầu khi xét tuyển ngành y khoa đều chon khối B00. Tuy nhiên, một số trường khác có xét tuyển khối thi khác nhằm tạo điều kiện cho thí sinh đăng ký cụ thể như:

A02: Toán, Lý, Sinh

D08: Toán, Sinh, Tiếng Anh.

D90: Toán, KHTN, Tiếng Anh.

Muốn làm bác sĩ đa khoa thi khối nào?

Muốn làm bác sĩ đa khoa thi khối nào? (Hình từ Internet)

Bác sĩ đa khoa phải thực hành bao lâu để được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh chữa bệnh đa khoa?

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 21/2020/TT-BYT quy định khung nội dung, thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh như sau:

Khung nội dung, thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh
.....
2. Tổng thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh là 18 tháng được phân bổ theo từng chuyên khoa như sau:
a) Thời gian thực hành chuyên khoa Nội trong đó có Hồi sức cấp cứu: 5 tháng;
b) Thời gian thực hành chuyên khoa Ngoại: 3 tháng;
c) Thời gian thực hành chuyên khoa Sản phụ khoa: 3 tháng;
d) Thời gian thực hành chuyên khoa Nhi: 4 tháng;
đ) Thời gian thực hành một số kỹ thuật của chuyên khoa khác (tai mũi họng, răng hàm mặt, mắt, da liễu, phục hồi chức năng, y học cổ truyền và một số kỹ thuật của chuyên khoa khác theo Thông tư số 35/2019/TT-BYT): 3 tháng.
3. Trong quá trình thực hành kỹ thuật chuyên môn, người thực hành được tập huấn các quy định pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, quy chế chuyên môn, đạo đức hành nghề, an toàn người bệnh, kỹ năng giao tiếp và ứng xử của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh với tổng thời lượng là 20 buổi (mỗi buổi 4 tiết). Thời gian tập huấn này được tính vào tổng thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh là 18 tháng quy định tại khoản 2 Điều này.

Theo đó, để được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh chữa bệnh đa khoa, bác sĩ đa khoa phải thực hành trong 18 tháng và được phân bổ theo từng chuyên khoa cụ thể như:

- Thực hành chuyên khoa Nội trong đó có Hồi sức cấp cứu

- Thực hành chuyên khoa Nội trong đó có Hồi sức cấp cứu: 5 tháng.

- Thực hành chuyên khoa Ngoại: 3 tháng.

- Thực hành chuyên khoa Sản phụ khoa: 3 tháng.

- Thực hành chuyên khoa Nhi: 4 tháng.

- Thực hành một số kỹ thuật của chuyên khoa khác (tai mũi họng, răng hàm mặt, mắt, da liễu, phục hồi chức năng, y học cổ truyền và một số kỹ thuật của chuyên khoa khác theo Thông tư 35/2019/TT-BYT): 3 tháng.

Ngoài ra, trong quá trình thực hành chuyên môn, bác sĩ đa khoa được tham gia 20 buổi tập huấn, mỗi buổi 04 tiết về pháp luật khám chữa bệnh, quy chế chuyên môn, đạo đức hành nghề, an toàn người bệnh, kỹ năng giao tiếp và ứng xử của người hành nghề khám chữa bệnh. Thời gian này cũng được tính vào thời gian thực hành kỹ thuật chuyên môn.

Người hướng dẫn Bác sĩ đa khoa thực hành được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 21/2020/TT-BYT quy định về phân công người hướng dẫn thực hành cụ thể như:

Phân công người hướng dẫn thực hành
1. Người đứng đầu cơ sở hướng dẫn thực hành phải phân công người hướng dẫn thực hành cho người thực hành theo quy định khoản 2 Điều 16 Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
2. Trường hợp có nhiều người hướng dẫn thực hành cho một người thực hành thì phải phân công rõ phạm vi hướng dẫn và thời gian hướng dẫn thực hành cụ thể của từng người hướng dẫn.
3. Trường hợp cơ sở hướng dẫn thực hành có hợp đồng hợp tác hướng dẫn thực hành với cơ sở khác thì người đứng đầu của cơ sở khác đó phải phân công người hướng dẫn thực hành cụ thể bằng văn bản theo từng chuyên khoa.

Tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 109/2016/NĐ-CP có quy định:

Tổ chức việc thực hành
...
2. Phân công người hướng dẫn thực hành:
Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ra quyết định phân công người hướng dẫn thực hành theo Mẫu 03 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này. Một người hướng dẫn thực hành chỉ được hướng dẫn tối đa là 5 người thực hành trong cùng một thời điểm.

Thông qua căn cứ trên, người hướng dẫn thực hành đối với Bác sĩ đa khoa sẽ do người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh phân công.

- Một người hướng dẫn thực hành chỉ được hướng dẫn tối đa là 5 người thực hành trong cùng một thời điểm.

- Phải phân công rõ phạm vi hướng dẫn và thời gian hướng dẫn thực hành cụ thể của từng người hướng dẫn trong trường hợp có nhiều người hướng dẫn thực hành cho một bác sĩ đa khoa.

Trân trọng!

Chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh
Hỏi đáp Pháp luật
Cấp lại chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh đối với người Việt Nam mới nhất năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có chứng chỉ hành nghề theo luật cũ thì theo Luật khám bệnh chữa bệnh 2023 mới cần làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Người hành nghề y được khám chữa bệnh mà không phải đăng ký hành nghề trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh đa khoa với bác sĩ y khoa là bao nhiêu tháng?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh có gia hạn được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Muốn làm bác sĩ đa khoa thi khối nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bác sĩ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người bệnh có quyền yêu cầu bác sĩ cung cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh bị thu hồi trong trường hợp nào và hồ sơ xin cấp lại chứng chỉ bao gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh
Dương Thanh Trúc
22,603 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào