Thiết bị điều khiển, ký hiệu và phụ tùng khi lắp đặt thang máy theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7628-5:2007?

Anh chị cho tôi hỏi quy định về thiết bị điều khiển, ký hiệu và phụ tùng khi lắp đặt thang máy theo Tiêu chuẩn quốc gia như thế nào? Mong được giải đáp thắc mắc!

Thiết bị điều khiển, ký hiệu và phụ tùng khi lắp đặt thang máy theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7628-5:2007?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7628-5:2007 (ISO 4190-5:2006) về Lắp đặt thang máy - Phần 5: Thiết bị điều khiển, ký hiệu và phụ tùng được ban hành kèm theo Quyết định 1934/QĐ-BKHCN năm 2007 có hiệu lực từ ngày 13/09/2007

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7628-5:2007 quy định các thiết bị điều khiển, nút bấm và bộ phận hiển thị phải được cung cấp khi chế tạo và lắp đặt thang máy không chỉ tính đến loại điều khiển sử dụng cho thang máy mà còn tính đến việc bảo đảm khả năng sử dụng dễ dàng đối với người khuyết tật (động cơ và/hoặc bộ cảm biến).

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7628-5:2007 cũng quy định các yêu cầu đối với tay vịn khi chúng được lắp trong cabin.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7628-5:2007 áp dụng cho các loại thang máy từ loại 1 đến loại 4 và loại 6 như quy định trong TCVN 5744-1 và TCVN 5744-2.

Thang máy tập hợp điều khiển nhóm có những chức năng điều khiển giống nhau và được kết nối về điện sao cho chúng vừa hoạt động tốt vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế. Độ phức tạp của hệ thống thang máy này phụ thuộc vào số lượng thang máy và lưu lượng giao thông. Vì vậy, tiêu chuẩn này không đề cập đến những ký hiệu bổ sung mà nhà sản xuất có thể cho là hữu dụng (ví dụ: "cabin kế tiếp", "hãy đứng xa cửa").

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7628-5:2007 không áp dụng cho:

- Các đặc điểm riêng biệt (và những ký hiệu tương ứng) như: các đặc điểm cụ thể để cải tiến hoạt động của thang máy dùng trong bệnh viện: màn hình cảm ứng hoặc các bộ kích hoạt bằng lời nói.

- Các thiết bị xử lý tốc độ chuyển động trong trường hợp cửa đóng, mở tự động (có độ trễ thời gian khác nhau phụ thuộc vào tiêu chuẩn khác nhau, nút bấm đóng cửa …).

Cần tuân thủ các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn này trong mọi trường hợp nếu như tất cả thang máy được trang bị các thiết bị điều khiển và các ký hiệu cơ bản. Ngoài ra, có thể sử dụng tiêu chuẩn này khi phát hiện các chức năng ký hiệu bổ sung khác.

Thiết bị điều khiển, ký hiệu và phụ tùng khi lắp đặt thang máy theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7628-5:2007?

Thiết bị điều khiển, ký hiệu và phụ tùng khi lắp đặt thang máy theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7628-5:2007? (Hình từ Internet)

Yêu cầu kỹ thuật đối với điều khiển tập hợp theo chiều xuống khi lắp đặt thang máy?

Theo tiết 3.1.1 Tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7628-5:2007 quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với điều khiển tập hợp theo chiều xuống (DC) khi lắp đặt thang máy như sau:

- Với điều khiển tập hợp theo chiều xuống, các cuộc gọi tầng có thể được đăng ký ngay cả khi cabin dừng chờ hay đang phục vụ.

- Các cuộc gọi tầng được thực hiện bằng cách nhấn vào nút bấm gọi tại mỗi điểm dừng. Nếu cabin trống hoặc đang chuyển động xuống thì cabin sẽ đáp ứng cuộc gọi từ điểm dừng cao nhất và sau đó sẽ đáp ứng các cuộc khác theo trình tự cuộc gọi khi nó đến gần tầng chính.

- Bất cứ cuộc gọi nào thực hiện trong cabin đều được lưu giữ và được đáp ứng theo một trình tự hợp lý theo chiều chuyển động.

- Loại điều khiển này có thể được sử dụng khi không có hoạt động chở người nào giữa các tầng trên cao (hành khách sử dụng thang máy từ tầng chính để tới tầng cần đến hoặc ngược lại và khi không có tầng phục vụ nào bên dưới tầng chính. Mỗi điểm dừng được bố trí một nút bấm gọi tầng. Loại điều khiển này có thể được sử dụng cho thang máy điều khiển đơn hoặc thang máy điều khiển tập hợp nhóm và cho trường hợp có một hoặc nhiều tầng phục vụ bên dưới tầng chính.

- Điều khiển được sử dụng cho các tầng bên trên tầng chính là DC, còn cho các tầng bên dưới tầng chính là điều khiển tập hợp theo chiều lên.

- Tên gọi chính xác các loại điều khiển này là điều khiển tập hợp theo chiều lên/tập hợp theo chiều xuống.

Yêu cầu đối với thiết bị hiển thị bên trong cabin khi lắp đặt thang máy là gì?

Theo tiểu tiết 3.3.2.2 tiết 3.3.2 Tiểu mục 3.3 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7628-5:2007 quy định về yêu cầu đối vơi thiết bị hiển thị bên trong cabin như sau:

[1] Đèn hiệu phải đặt bên trên bảng điều khiển bên trong cabin và tâm của thiết bị hiển thị này phải được định vị trong khoảng 1,6 m và 1,8 m kể từ mặt sàn cabin.

Chiều cao của số hiệu tầng tối thiểu phải là 13 mm, khuyến cáo áp dụng chiều cao tối thiểu là 30 mm và tối đa là 60 mm. Thiết bị hiển thị phải có màu sắc tương phản với màu nền xung quanh.

[2] Thiết bị hiển thị thứ hai, nếu cần, có thể được đặt bên trên cửa cabin hoặc trong bảng điều khiển thứ hai bên trong cabin.

Thiết bị hiển thị này trong bảng điều khiển bên trong cabin có thể được chuyến tới vị trí thấp hơn 1,6 m nếu có một thiết bị hiển thị phụ được lắp đặt ở vị trí cao (ví dụ: bên trên cửa cabin).

[3] Khi cabin dừng lại, một tín hiệu tiếng nói thể hiện bằng ngôn ngữ địa phương được phát ra để chỉ báo vị trí của cabin. Các tín hiệu âm thanh phải có âm lượng trong khoảng 35 dB(A) và 80 dB(A), khuyến cáo áp dụng mức âm lượng tối đa 65 dB(A), tùy thuộc vào điều kiện thực tế.

Đối với thang máy có tối đa sáu tầng dừng và tốc độ tối đa 1 m/s, sự thông báo bằng tiếng nói này có thể được thay thế bằng âm thanh khi cabin đi qua hoặc dừng lại tầng được gọi; tuy nhiên, điều này không được khuyến khích.

[4] Cabin phải có một thiết bị báo động (hệ thống liên lạc hai chiều) được nối thường xuyên với tổ chức chịu trách nhiệm về đảm bảo an toàn theo các quy định dưới đây:

- Thiết bị này phải đảm bảo sự liên lạc bằng tiếng nói hai chiều với tổ chức chịu trách nhiệm về cứa hộ hành khách hoặc với người chịu trách nhiệm về an toàn trong tòa nhà.

Lưu ý: Để trợ giúp cho việc liên lạc, cần lắp mạch cảm ứng để trợ giúp cho người có thính giác kém. Trong trường hợp này, cần thể hiện việc trang bị mạch cảm ứng bằng ký hiệu "mạch cảm ứng" - hệ thống mạch cảm ứng tần số audio (AFILS) trong cabin

- Không nhất thiết phải ấn rồi giữ để phát lệnh báo động khẩn cấp.

- Thiết bị này phải cung cấp thông tin phản hồi nhìn thấy được và nghe thấy được đến hành khách để xác nhận;

+ Tín hiệu báo động gửi đi, sử dụng ký hiệu "quả chuông"

+ Tín hiệu báo động nhận, liên lạc bằng tiếng nói được thiết lập, sử dụng ký hiệu "liên lạc được thiết lập"

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chu Tường Vy
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào