Ai là người cấp thẻ bảo hiểm y tế khi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp?
- Ai là người cấp thẻ bảo hiểm y tế khi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp?
- Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì được tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình không?
- Việc đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp dựa vào căn cứ nào?
- Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ lúc nào?
Ai là người cấp thẻ bảo hiểm y tế khi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Căn cứ theo Điều 23 Nghị định 28/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP quy định về việc hưởng bảo hiểm y tế cụ thể như sau:
Hưởng bảo hiểm y tế
1. Căn cứ quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp, cơ quan bảo hiểm xã hội cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động.
2. Người lao động bị chấm dứt hưởng bảo hiểm y tế khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Như vậy, theo quy định trên thì người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp thẻ bảo hiểm y tế trong thời gian này.
Ai là người cấp thẻ bảo hiểm y tế khi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp? (Hình từ Internet)
Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì được tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình không?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1, 2 Điều 2 Nghị định 104/2022/NĐ-CP quy định về nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cụ thể như sau:
Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
1. Người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.
2. Những người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình:
a) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;
b) Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.
Tại Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP có quy định về nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng:
Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng
1. Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
2. Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định của Chính phủ.
3. Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
4. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng.
5. Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
6. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì sẽ không được tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình.
Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế.
Việc đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp dựa vào căn cứ nào?
Căn cứ theo Điều 14 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định về tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế cụ thể như sau:
Tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế
1. Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương tháng theo ngạch bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
2. Đối với người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của người sử dụng lao động thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương, tiền công tháng được ghi trong hợp đồng lao động.
3. Đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hằng tháng thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
4. Đối với các đối tượng khác thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là mức lương cơ sở.
5. Mức tiền lương tháng tối đa để tính số tiền đóng bảo hiểm y tế là 20 lần mức lương cơ sở.
Như vậy, theo quy định trên thì việc tổ chức bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ dựa vào căn cứ là tiền trợ cấp thất nghiệp hằng tháng để đóng cho người lao động.
Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ lúc nào?
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về thời hạn thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng cụ thể như sau:
Thời hạn thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng
1. Đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 2, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ tháng đầu tiên hưởng trợ cấp thất nghiệp ghi trong quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của cơ quan nhà nước cấp có thẩm quyền.
2. Đối với đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này:
a) Trường hợp trẻ em sinh trước ngày 30 tháng 9: Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 9 của năm trẻ đủ 72 tháng tuổi;
b) Trường hợp trẻ sinh sau ngày 30 tháng 9: Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến hết ngày cuối của tháng trẻ đủ 72 tháng tuổi.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì thẻ bảo hiểm y tế của người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có giá trị sử dụng từ tháng đầu tiên hưởng trợ cấp thất nghiệp ghi trong quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của cơ quan nhà nước cấp có thẩm quyền.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?