Mức bồi thường thiệt hại hàng hóa, hành lý máy bay bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng được tính như thế nào?

Xin hỏi: Mức bồi thường thiệt hại hàng hóa, hành lý máy bay bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng được tính như thế nào?- Câu hỏi của chị Vy (Hà Nội).

Mức bồi thường thiệt hại hàng hóa, hành lý máy bay bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng được tính như thế nào?

Tại Điều 162 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 có quy định mức bồi thường thiệt hại hàng hóa, hành lý máy bay bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng được tính như sau:

- Theo thoả thuận giữa các bên, nhưng không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế;

- Theo mức giá trị đã kê khai của việc nhận hàng hóa, hành lý ký gửi tại địa điểm đến.

Nếu người vận chuyển chứng minh được giá trị đã kê khai cao hơn giá trị thực tế thì mức bồi thường được tính theo giá trị thiệt hại thực tế;

- Theo giá trị thiệt hại thực tế đối với hàng hóa, hành lý ký gửi không kê khai giá trị;

- Theo giá trị thiệt hại thực tế đối với hành lý xách tay.

Trong trường hợp hàng hóa, hành lý ký gửi không kê khai giá trị mà bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng và không xác định được giá trị thiệt hại thực tế thì mức bồi thường của người vận chuyển được tính đến mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 166 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006.

Người vận chuyển được hưởng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với vận chuyển hành lý là bao nhiêu?

Tại Điều 166 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 có quy định mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển như sau:

Mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển
1. Người vận chuyển được hưởng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
a) Đối với vận chuyển hành khách, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của hành khách là một trăm nghìn đơn vị tính toán cho mỗi hành khách;
b) Đối với vận chuyển hành khách, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vận chuyển chậm là bốn nghìn một trăm năm mươi đơn vị tính toán cho mỗi hành khách;
c) Đối với vận chuyển hành lý, bao gồm cả hành lý ký gửi và hành lý xách tay, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc do vận chuyển chậm là một nghìn đơn vị tính toán cho mỗi hành khách; trường hợp hành khách có kê khai giá trị của việc nhận hành lý ký gửi tại địa điểm đến và trả một khoản phí bổ sung thì người vận chuyển phải bồi thường theo mức giá trị đã được kê khai, trừ trường hợp người vận chuyển chứng minh được rằng giá trị đã kê khai lớn hơn giá trị thực tế;
d) Đối với vận chuyển hàng hóa, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc do vận chuyển chậm là mười bảy đơn vị tính toán cho mỗi kilôgam hàng hóa; trường hợp người gửi hàng có kê khai giá trị của việc nhận hàng hóa tại nơi đến và trả một khoản phí bổ sung thì người vận chuyển phải bồi thường theo mức giá trị đã được kê khai, trừ trường hợp người vận chuyển chứng minh được rằng giá trị đã kê khai lớn hơn giá trị thực tế.
...

Như vậy, người vận chuyển được hưởng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với vận chuyển hành lý do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc do vận chuyển chậm là một nghìn đơn vị tính toán cho mỗi hành khách.

Nếu hành khách có kê khai giá trị của việc nhận hành lý ký gửi tại địa điểm đến và trả một khoản phí bổ sung thì người vận chuyển phải bồi thường theo mức giá trị đã được kê khai.

Lưu ý: Nếu người vận chuyển chứng minh được rằng giá trị đã kê khai lớn hơn giá trị thực tế thì không phải bồi thường theo mức giá trị đã được kê khai.

Vận chuyển hành lý trên được áp dụng cho cả hành lý ký gửi và hành lý xách tay.

Mức bồi thường thiệt hại hàng hóa, hành lý máy bay bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng được tính như thế nào?

Mức bồi thường thiệt hại hàng hóa, hành lý máy bay bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng được tính như thế nào? (Hình từ Internet)

Có được thỏa thuận miễn giảm mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển không?

Tại Điều 167 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 có quy định thỏa thuận về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

Thỏa thuận về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Mọi thoả thuận của người vận chuyển với hành khách, người gửi hàng, người nhận hàng nhằm miễn, giảm mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển quy định tại Điều 166 của Luật này đều không có giá trị pháp lý.
2. Người vận chuyển có thể thoả thuận với hành khách, người gửi hàng, người nhận hàng về các mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại cao hơn các mức giới hạn trách nhiệm quy định tại Điều 166 của Luật này.

Như vậy, không được thỏa thuận miễn giảm mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển với hành hành, người gửi hàng, người nhận hàng. Nếu thỏa thuận thì sẽ không có giá trị pháp lý.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Lương Thị Tâm Như
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào