Viên chức biệt phái có hưởng phụ cấp khu vực tại nơi được biệt phái hay không?

Cho tôi hỏi Viên chức biệt phái có hưởng phụ cấp khu vực tại nơi được biệt phái? (Câu hỏi của anh Quang - Bình Định)

Viên chức biệt phái có được hưởng phụ cấp khu vực tại nơi được biệt phái hay không?

Căn cứ theo Điều 36 Luật Viên chức 2010 quy định về biệt phái viên chức như sau:

Biệt phái viên chức
....
4. Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức.
5. Viên chức được cử biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

Ngoài ra, theo quy định Tiểu mục 01 Mục 01 Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT có quy định về đối tượng áp dụng chế độ phụ cấp khu vực như sau:

PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:
1. Cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc và lao động hợp đồng đã được xếp lương theo bảng lương do nhà nước quy định làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập.
.....

Theo quy định tại Tiểu mục 03 Mục 2 Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT quy định về cách tính phụ cấp khu vực như sau:

NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH VÀ CÁCH TÍNH TRẢ PHỤ CẤP KHU VỰC
....
3. Cách tính trả phụ cấp khu vực
a) Phụ cấp khu vực được xác định, tính trả theo nơi làm việc đối với những người đang làm việc; được xác định, tính toán, chi trả theo nơi đăng ký thường trú và nhận lương hưu, trợ cấp thay lương đối với người nghỉ hưu và người hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định.
b) Phụ cấp khu vực được trả cùng kỳ lương, phụ cấp, trợ cấp hàng tháng.
c) Trường hợp đi công tác, đi học, điều trị, điều dưỡng có thời hạn từ một tháng trở lên thì hưởng phụ cấp khu vực theo mức quy định ở nơi công tác, học tập, điều trị, điều dưỡng kể từ ngày đến nơi mới; nếu nơi mới đến không có phụ cấp khu vực thì thôi hưởng phụ cấp khu vực ở nơi trước khi đi.
.....

Như vậy, thông qua các quy định trên, phụ cấp khu vực không quy định hạn chế áp dụng với viên chức biệt phái. Ngoài ra, khi được biệt phái, viên chức vẫn được hưởng lương và các quyền lợi theo như quy định pháp luật.

Mặt khác, trường hợp biệt phái viên chức là một hình thức đi công tác. Do đó nếu thời gian biệt phái từ 01 tháng trở lên và nơi được biệt phái đến được áp dụng phụ cấp khu vực thì viên chức vẫn được hưởng phụ cấp khu vực theo mức quy định ở nơi đó.

Trường hợp nơi được biệt phái đến không có phụ cấp khu vực thì viên chức biệt phái thôi hưởng phụ cấp khu vực ở nơi trước khi đi.

Viên chức biệt phái có hưởng phụ cấp khu vực tại nơi được biệt phái hay không?

Viên chức biệt phái có hưởng phụ cấp khu vực tại nơi được biệt phái hay không? (Hình từ Internet)

Thời hạn biệt phái viên chức là bao lâu?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 27 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về thời hạn biệt phái viên chức như sau:

Biệt phái viên chức
....
2. Thời hạn biệt phái viên chức không quá 03 năm. Đối với ngành, lĩnh vực đặc thù, thời hạn biệt phái thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
3. Viên chức được cử biệt phái chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến biệt phái.

Theo đó, về nguyên tắc thời hạn biệt phái viên chức sẽ không quá 03 năm. Tuy nhiên, đối với ngành, lĩnh vực đặc thù thì thời hạn biệt phái viên chức được xác định theo pháp luật chuyên ngành.

Ai có thẩm quyền quyết định biệt phái viên chức?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 27 Nghị định 115/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Biệt phái viên chức
....
4. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức thuộc thẩm quyền quản lý hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.
Trước khi quyết định biệt phái viên chức, người đứng đầu cơ quan, đơn vị được phân công, phân cấp quản lý viên chức cần gặp gỡ viên chức nêu rõ mục đích, sự cần thiết của việc biệt phái để nghe viên chức đề xuất ý kiến trước khi quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
....

Căn cứ theo quy định trên, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền quyết định biệt phái viên chức.

Ngoài ra, trước khi quyết định biệt phái, người đứng đầu cơ quan, đơn vị được phân công, phân cấp quản lý viên chức cần gặp gỡ viên chức nêu mục đích của việc biệt phái và nghe ý kiến đề xuất của viên chức.

Trân trọng!

Trường hợp biệt phái viên chức
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Trường hợp biệt phái viên chức
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức biệt phái có hưởng phụ cấp khu vực tại nơi được biệt phái hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Viên chức là con thương binh có bị cử đi biệt phái không?
Hỏi đáp pháp luật
Các trường hợp được biệt phái viên chức
Hỏi đáp pháp luật
Các trường hợp thực hiện biệt phái viên chức
Hỏi đáp pháp luật
Có được biệt phái viên chức nữ đang mang thai hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Có được biệt phái viên chức nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Các trường hợp không được thực hiện biệt phái viên chức
Hỏi đáp pháp luật
Chỉ có người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thì mới có quyền biệt phái viên chức?
Hỏi đáp pháp luật
Có được biệt phái đối với viên chức mới vào biên chế gần 1 năm hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Viên chức là phụ nữ thì sẽ không thực hiện việc biệt phái
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Trường hợp biệt phái viên chức
Dương Thanh Trúc
1,343 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Trường hợp biệt phái viên chức
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào