Tầng ozon là gì? Nội dung của nhiệm vụ bảo vệ tầng ozon theo quy định pháp luật hiện nay như thế nào?
Tầng ozon là gì? Vai trò của tầng ozon quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Công ước viên về bảo vệ tầng ozon giải thích về tầng ozon như sau:
Các định nghĩa
Đối với những mục của Công ước này:
1. "Tầng ôzôn" có nghĩa là tầng ôzôn khí quyển bên trên tầng biên hành tinh.
...
Tầng ozon được phát hiện vào năm 1913 bởi các nhà vật lý người Pháp Charles Fabry và Henri Buisson.
Tầng ozon là một khu vực trong tầng bình lưu của Trái Đất, hấp thụ đến 99% các bức xạ cực tím của Mặt Trời. Nó chứa nồng độ ozon cao liên quan đến các phần khác của khí quyển, mặc dù vẫn còn nhỏ so với các loại khí khác trong tầng bình lưu. Tầng ozon chứa ít hơn 10 ppm (phần triệu) ozon, trong khi nồng độ ozon trung bình trong toàn bộ bầu khí quyển của Trái Đất là khoảng 0,3 ppm.
Tầng ozon chủ yếu được tìm thấy ở phần dưới của tầng bình lưu, từ khoảng 15 đến 35 km trên Trái Đất, mặc dù độ dày của nó thay đổi theo mùa và theo địa lý.
Vai trò:
Tầng ozon tuy chỉ là một lớp màng mỏng (khoảng từ 3 mm đến 5 mm) so với bề dày của khí quyển (khoảng 50 km) nhưng lại có một vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống con người.
Tầng ozon hấp thụ 97 đến 99% bức xạ cực tím tần số trung bình của Mặt trời. Trong ánh nắng mặt trời chiếu xuống trái đất có rất nhiều tia có hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người như tia hồng ngoại, tia cực tím, tia tử ngoại, tia UV,…Nếu tiếp xúc trực tiếp với các tia này sẽ phá hỏng cấu trúc tế bào da và mắt dẫn đến ung thư. Nhờ vào sự cản trở của tầng ozon, một phần lớn tia độc hại không thể gây hại cho Trái Đất.
Tầng ozon là gì? Nội dung của nhiệm vụ bảo vệ tầng ozon theo quy định pháp luật hiện nay như thế nào? (Hình từ Internet)
Nội dung của nhiệm vụ bảo vệ tầng ozon theo quy định pháp luật hiện nay như thế nào?
Căn cứ theo Điều 92 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về bảo vệ tầng ozon như sau:
Bảo vệ tầng ô-dôn
1. Bảo vệ tầng ô-dôn là hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm ngăn ngừa sự suy giảm tầng ô-dôn, hạn chế tác động có hại của bức xạ cực tím từ Mặt Trời.
2. Nội dung bảo vệ tầng ô-dôn bao gồm:
a) Quản lý hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trong khuôn khổ điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Thực hiện việc thu gom, tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu hủy các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát thuộc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về bảo vệ tầng ô-dôn trong thiết bị có các chất này khi không còn sử dụng;
c) Phát triển và ứng dụng công nghệ, thiết bị sử dụng các chất không làm suy giảm tầng ô-dôn, chất thân thiện khí hậu.
...
Theo đó, bảo vệ tầng ozon là hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm ngăn ngừa sự suy giảm tầng ozon, hạn chế tác động có hại của bức xạ cực tím từ Mặt Trời và gồm những nội dung sau:
- Quản lý hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozon, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trong khuôn khổ điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ozon mà nước ta là thành viên;
- Thực hiện việc thu gom, tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu hủy các chất làm suy giảm tầng ozon, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát thuộc điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên về bảo vệ tầng ozon trong thiết bị có các chất này khi không còn sử dụng;
- Phát triển và ứng dụng công nghệ, thiết bị sử dụng các chất không làm suy giảm tầng ozon, chất thân thiện khí hậu.
Danh mục các chất làm suy giảm tầng ozon được kiểm soát theo quy định pháp luật?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Thông tư 01/2022/TT-BTNMT quy định về danh mục các chất được kiểm soát như sau:
Danh mục các chất được kiểm soát
1. Danh mục các chất được kiểm soát cấm sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ theo điểm d khoản 5 Điều 22 Nghị định số 06/2022/NĐ-CP được quy định tại Phụ lục III.1 kèm theo Thông tư này.
2. Danh mục các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát theo điểm b khoản 3 Điều 92 Luật Bảo vệ môi trường được quy định tại Phụ lục III.2 kèm theo Thông tư này.
3. Danh mục các chất gây hiệu ứng khí nhà kính được kiểm soát theo điểm b khoản 3 Điều 92 Luật Bảo vệ môi trường được quy định tại Phụ lục III.3 kèm theo Thông tư này.
4. Danh mục các sản phẩm, thiết bị, hàng hóa có chứa hoặc sản xuất từ chất được kiểm soát theo điểm b khoản 3 Điều 92 Luật Bảo vệ môi trường được quy định tại Phụ lục III.4 kèm theo Thông tư này.
Theo đó, danh mục các chất làm suy giảm tầng ozon được kiểm soát quy định như sau:
Tải về chi tiết danh mục các chất làm suy giảm tầng ozon được kiểm soát tại đây tải về
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo trường học mới nhất năm 2024?
- Đáp án đề minh họa đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 - Môn Toán?
- Tiêu chuẩn danh hiệu lao động tiên tiến mới nhất năm 2024?
- Nội dung quản lý thuế có bao gồm xóa nợ tiền thuế? Việc xóa nợ tiền thuế có phải là nhiệm vụ của cơ quan thuế?
- Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý của Ngân hàng Nhà nước là gì?