QCVN 6-1:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai?
QCVN 6-1:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai?
Ngày 02 tháng 6 năm 2010, Bộ Y tế ban hành Thông tư 34/2010/TT-BYT về ban hành QCVN 6-1:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai QCVN 6-1:2010/BYT quy định về các chỉ tiêu an toàn thực phẩm và các yêu cầu quản lý đối với nước khoáng thiên nhiên đóng chai và nước uống đóng chai được sử dụng với mục đích giải khát.
Quy chuẩn QCVN 6-1:2010/BYT không áp dụng đối với thực phẩm chức năng.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai QCVN 6-1:2010/BYT áp dụng với:
- Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên đóng chai và nước uống đóng chai tại Việt Nam;
- Các tổ chức, cá nhân có liên quan.
QCVN 6-1:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai? (Hình từ Internet)
Nước khoáng thiên nhiên đóng chai phân biệt với các nước uống thông thường như thế nào?
Căn cứ tiết 1.3.2 Tiểu mục 1.3 Mục 1 QCVN 6-1:2010/BYT quy định về nước khoáng thiên nhiên đóng chai như sau:
Sản phẩm nước được phân biệt rõ ràng với các nước uống thông thường khác bởi:
- Có hàm lượng một số muối khoáng nhất định với tỷ lệ tương quan của chúng và sự có mặt các nguyên tố vi lượng hoặc các thành phần khác;
- Khai thác trực tiếp từ các nguồn thiên nhiên hoặc giếng khoan từ các mạch nước ngầm trong phạm vi vành đai bảo vệ để tránh bất kỳ sự ô nhiễm nào hoặc yếu tố ngoại lai ảnh hưởng đến chất lượng lý, hoá của nước khoáng thiên nhiên;
- Không thay đổi về thành phần cấu tạo, ổn định về lưu lượng và nhiệt độ cho dù có biến động của thiên nhiên;
- Được khai thác trong điều kiện bảo đảm độ sạch ban đầu về vi sinh vật và cấu tạo hoá học của các thành phần đặc trưng;
- Được đóng chai tại nguồn với các yêu cầu vệ sinh nghiêm ngặt và chỉ được phép xử lý để đóng chai bằng cách sử dụng một hoặc kết hợp các giải pháp kỹ thuật dưới đây nếu các giải pháp đó không làm thay đổi hàm lượng các thành phần cơ bản của nước khoáng thiên nhiên so với nguồn:
+ Tách các thành phần không bền cũng như các hợp chất có chứa sắt, mangan, sulfid hoặc asen bằng cách gạn và/hoặc lọc và trong trường hợp cần thiết có thể xử lý nhanh bằng phương pháp sục khí trước;
+ Khử hoặc nạp khí carbon dioxyd;
+ Tiệt trùng bằng tia cực tím.
Quy định về kỹ thuật về an toàn thực phẩm và ghi nhãn đối với nước uống đóng chai như thế nào?
Căn cứ theo Tiểu mục 2.2 và Tiểu mục 2.3 Mục 2 QCVN 6-1:2010/BYT quy định kỹ thuật về an toàn thực phẩm với nước uống đóng chai như sau:
Về an toàn thực phẩm:
- Các chỉ tiêu hoá học của nước khoáng thiên nhiên đóng chai liên quan đến an toàn thực phẩm được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo QCVN 6-1:2010/BYT.
- Các chỉ tiêu hoá học của nước uống đóng chai liên quan đến an toàn thực phẩm được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo QCVN 6-1:2010/BYT.
- Các chỉ tiêu vi sinh vật của nước khoáng thiên nhiên đóng chai và nước uống đóng chai được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo QCVN 6-1:2010/BYT.
- Có thể sử dụng các phương pháp thử có độ chính xác tương đương với các phương pháp quy định kèm theo các chỉ tiêu trong các Phụ lục 1, Phụ lục 2 và Phụ lục 3 ban hành kèm theo QCVN 6-1:2010/BYT.
- Số hiệu và tên đầy đủ của các phương pháp thử được quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo QCVN 6-1:2010/BYT.
Về ghi nhãn:
Việc ghi nhãn nước khoáng thiên nhiên đóng chai và nước uống đóng chai phải theo đúng quy định tại Nghị định 89/2006/NĐ-CP được thay thế bởi Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
Ngoài ra, việc ghi nhãn nước khoáng thiên nhiên đóng chai phải tuân theo các quy định dưới đây:
* Tên sản phẩm
- Tên của sản phẩm phải có dòng chữ "Nước khoáng thiên nhiên";
- Tuỳ theo từng loại nước khoáng thiên nhiên, phải ghi nhãn theo các tên dưới đây:
+ Nước khoáng thiên nhiên có ga tự nhiên;
+ Nước khoáng thiên nhiên không ga;
+ Nước khoáng thiên nhiên ít ga tự nhiên;
+ Nước khoáng thiên nhiên bổ sung ga từ nguồn;
+ Nước khoáng thiên nhiên bổ sung ga.
* Tên nguồn nước khoáng và khu vực có nguồn khoáng phải được ghi rõ trên nhãn của sản phẩm.
* Thành phần hoá học
- Tổng chất rắn hoà tan (TDS), các thành phần hoá học của nước khoáng thiên nhiên đóng chai và hàm lượng của chúng, các giải pháp kỹ thuật được sử dụng trong quá trình sản xuất nước khoáng thiên nhiên đóng chai phải được ghi trên nhãn của sản phẩm;
- Nếu sản phẩm nước khoáng thiên nhiên đóng chai có hàm lượng fluorid lớn hơn 1 mg/l thì phải ghi trên nhãn sản phẩm là “Có chứa fluorid”;
Nếu sản phẩm nước khoáng thiên nhiên đóng chai có hàm lượng fluorid lớn hơn 1,5 mg/l thì phải ghi trên nhãn sản phẩm là “Sản phẩm không sử dụng cho trẻ em dưới 7 tuổi”.
* Nghiêm cấm ghi nhãn về tác dụng chữa bệnh của sản phẩm.
* Nghiêm cấm quảng cáo gây ra sự hiểu nhầm về bản chất, xuất xứ, thành phần và tính chất của nước khoáng thiên nhiên đóng chai khi lưu hành trên thị trường.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Mẫu biên bản bàn giao dữ liệu đất đai áp dụng từ 10/1/2025?
- Cơ cấu giải Học sinh giỏi quốc gia 2024 - 2025 như thế nào?
- Không thực hiện cảnh báo về việc xả lũ hồ chứa thủy điện có bị phạt không?
- Mẫu bảng thống kê phân loại thửa đất và hướng dẫn cách ghi theo Thông tư 25?