Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là gì? Cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự?
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là gì?
Căn cứ khoản 1 khoản 2 Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự:
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
...
Như vậy, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn được quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được xác định như sau:
- 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
- 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
- 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
- 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là gì? Cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự? (Hình từ Internet)
Cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự?
Căn cứ Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự:
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
Theo đó, cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
- Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện.
- Nếu trong thời gian truy cứu trách nhiệm hình sự mà người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội mới mà mức xử phạt cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
- Nếu trong thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự không áp dụng với những tội nào?
Căn cứ Điều 28 Bộ luật Hình sự 2015 quy định không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm sau đây:
(1) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia, bao gồm:
- Tội phản bội Tổ quốc
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
- Tội gián điệp
- Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ
- Tội bạo loạn
- Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân
- Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội
- Tội phá hoại chính sách đoàn kết
- Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Tội phá rối an ninh
- Tội chống phá cơ sở giam giữ
- Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân
- Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân
(2) Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh, bao gồm:
- Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược
- Tội chống loài người
- Tội phạm chiến tranh
- Tội tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê
- Tội làm lính đánh thuê
(3) Tội tham ô tài sản; tội nhận hối lộ như sau
Phạm tội tham ô tài sản trong trường hợp
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.
- Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
- Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
Phạm tội nhận hối lộ trong trường hợp
- Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.
- Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
- Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11/1930 - 18/11/2024)?
- 12 dịch vụ tại cảng biển thuộc diện kê khai giá từ ngày 15/01/2025?
- Mẫu đơn giải trình Đảng viên sinh con thứ 3 mới nhất năm 2024?
- Tỉnh Bắc Kạn có bao nhiêu huyện và thành phố? Tỉnh Bắc Kạn giáp tỉnh nào?
- Lập xuân 2025 vào ngày nào? Ngày Lập xuân bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?