Cơ quan đại diện của nước ta hiện nay gồm những cơ quan nào? Tiêu chuẩn trở thành thành viên cơ quan đại diện là gì?

Cho tôi hỏi tôi muốn trở thành thành viên cơ quan đại diện thì tôi cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì? Mong được giải đáp thắc mắc!

Cơ quan đại diện của nước ta hiện nay gồm những cơ quan nào?

Căn cứ theo Điều 2 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009 quy định về cơ quan đại diện như sau:

Cơ quan đại diện
1. Cơ quan đại diện thực hiện chức năng đại diện chính thức của Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế tiếp nhận và thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại phù hợp với quy định tại Điều 12 của Luật này.
2. Cơ quan đại diện bao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế.
3. Cơ quan đại diện được hưởng đầy đủ quyền ưu đãi, miễn trừ phù hợp với pháp luật quốc tế.

Theo đó, cơ quan đại diện gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế thực hiện chức năng đại diện chính thức của Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế tiếp nhận và thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại.

Cơ quan đại diện của nước ta hiện nay gồm những cơ quan nào? Tiêu chuẩn trở thành thành viên cơ quan đại diện là gì?

Cơ quan đại diện của nước ta hiện nay gồm những cơ quan nào? Tiêu chuẩn trở thành thành viên cơ quan đại diện là gì? (Hình từ Interent)

Tiêu chuẩn trở thành thành viên cơ quan đại diện là gì?

Căn cứ theo Điều 17 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài sửa đổi 2017 quy định về tiêu chuẩn thành viên cơ quan đại diện như sau:

Để trở thành thành viên của cơ quan đại diện thì cá nhân cần đáp ứng các tiểu chuẩn sau:

Đối với thành viên cơ quan đại diện:

- Là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động;

- Có đủ tiêu chuẩn, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ và kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu công tác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao;

Đối với đại sứ đặc mệnh toàn quyền:

- Các tiêu chuẩn của thành viên cơ quan đại diện;

- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc;

- Có trình độ đại học trở lên;

- Có trình độ lý luận chính trị cử nhân hoặc cao cấp;

- Đã được đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ đối ngoại;

- Sử dụng thông thạo ít nhất một ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu công tác;

- Nắm vững và có năng lực tham mưu, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại của Nhà nước;

- Có năng lực tổng hợp, phân tích và dự báo;

- Có năng lực tổ chức, điều hành, tập hợp, đoàn kết nội bộ và phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ được giao;

- Có kinh nghiệm quản lý, công tác trong lĩnh vực đối ngoại;

- Đã có thời gian giữ chức vụ phó vụ trưởng hoặc tương đương trở lên;

- Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;

- Trong độ tuổi đủ để hoàn thành ít nhất một nhiệm kỳ công tác, trừ trường hợp đặc biệt.

Thành viên cơ quan đại diện có nhiệm kỳ công tác là bao lâu?

Căn cứ theo Điều 27 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009 quy định về nhiệm kì công tác như sau:

Nhiệm kỳ công tác
1. Nhiệm kỳ công tác của thành viên cơ quan đại diện là 36 tháng và có thể được kéo dài trong trường hợp cần thiết theo quy định tại khoản 7 Điều 32 của Luật này.
2. Trong thời hạn 3 tháng kể từ khi kết thúc nhiệm kỳ công tác về nước, thành viên cơ quan đại diện, vợ hoặc chồng được cử đi công tác nhiệm kỳ cùng với thành viên cơ quan đại diện là cán bộ, công chức, viên chức chưa đến tuổi nghỉ hưu được tiếp nhận và bố trí làm việc trở lại tại cơ quan, tổ chức trước khi đi công tác nhiệm kỳ.

Theo đó, thành viên cơ quan đại diện có nhiệm kỳ công tác là 36 tháng và có thể kéo dài thời gian công tác.

Trân trọng!

Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài bao gồm các cơ quan nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan đại diện của nước ta hiện nay gồm những cơ quan nào? Tiêu chuẩn trở thành thành viên cơ quan đại diện là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu kê khai tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu đối với người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài mới nhất 2023?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
Chu Tường Vy
2,036 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào