Những dự án bắt buộc phải có giấy phép môi trường nếu không có giấy phép môi trường thì bị phạt bao nhiêu?
Đối tượng nào phải có giấy phép môi trường theo quy định hiện nay?
Căn cứ Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định đối tượng phải có giấy phép môi trường:
Đối tượng phải có giấy phép môi trường
1. Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
2. Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.
Theo đó, những đối tượng sau phải có giấy phép môi trường:
- Dự án đầu tư nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3 có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường.
- Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường.
- Dự án đầu tư nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3 có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.
Những dự án bắt buộc phải có giấy phép môi trường nếu không có giấy phép môi trường thì bị phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Nội dung giấy phép môi trường gồm những thông tin gì?
Căn cứ Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định thông tin trong giấy phép môi trường, bao gồm:
(1) Thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp;
(2) Nội dung cấp phép môi trường:
- Nguồn phát sinh nước thải;
- Lưu lượng xả nước thải tối đa;
- Dòng nước thải;
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải;
- Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải;
- Nguồn phát sinh khí thải;
- Lưu lượng xả khí thải tối đa;
- Dòng khí thải;
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải;
- Vị trí, phương thức xả khí thải;
- Nguồn phát sinh và giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung;
- Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại;
- Mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý, số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, địa bàn hoạt động đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại;
- Loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
(3) Yêu cầu về bảo vệ môi trường
(4) Thời hạn của giấy phép môi trường
Những dự án bắt buộc phải có giấy phép môi trường mà không có giấy phép môi trường thì bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ điểm c khoản 2 điểm c khoản 3 điểm c khoản 4 điểm a khoản 5 Điều 14 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư đã triển khai xây dựng nhưng chưa đi vào vận hành hoặc cơ sở đang hoạt động mà không có giấy phép môi trường hoặc đăng ký môi trường theo quy định:
Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư đã triển khai xây dựng nhưng chưa đi vào vận hành hoặc cơ sở đang hoạt động mà không có giấy phép môi trường hoặc đăng ký môi trường theo quy định
...
2. Đối với dự án đầu tư, cơ sở thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường theo quy định thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án đầu tư, cơ sở thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện, khi triển khai xây dựng hoặc vận hành chính thức có vi phạm về bảo vệ môi trường, bị xử phạt như sau:
...
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy phép môi trường theo quy định;
...
3. Đối với dự án đầu tư, cơ sở thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường theo quy định thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án đầu tư, cơ sở thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, khi triển khai xây dựng hoặc vận hành chính thức có vi phạm về bảo vệ môi trường, bị xử phạt như sau:
...
c) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy phép môi trường theo quy định;
...
4. Đối với dự án đầu tư, cơ sở thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường theo quy định thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án đầu tư, cơ sở thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường, khi triển khai xây dựng hoặc vận hành chính thức có vi phạm về bảo vệ môi trường, bị xử phạt như sau:
...
c) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy phép môi trường theo quy định;
...
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải mà không có giấy phép môi trường của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm c khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều này;
...
Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
2. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Những dự án bắt buộc phải có giấy phép môi trường mà không có giấy phép môi trường thì bị phạt như sau:
- Dự án đầu tư, cơ sở thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì bị phạt từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng.
- Dự án đầu tư, cơ sở thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì bị phạt tiền từ từ 150.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng.
- Dự án đầu tư, cơ sở thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì bị phạt tiền từ từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức xử phạt trên áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?