Hồ sơ kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu gồm những gì?
Hồ sơ kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu gồm những gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 18 Nghị định 13/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi điểm c khoản 9 Điều 1 khoản 3 Điều 2 Nghị định 46/2022/NĐ-CP quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu:
Kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
...
3. Hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu bao gồm:
a) Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu theo Mẫu số 12.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Hợp đồng mua bán; phiếu đóng gói (Packing list); hóa đơn mua bán (Invoice); phiếu kết quả phân tích chất lượng của nước xuất khẩu cấp cho lô hàng (Certificate of Analysis); nhãn sản phẩm của cơ sở sản xuất; bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân nhập khẩu;
d) Một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (ISO), Giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP), Giấy chứng nhận phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) hoặc giấy chứng nhận tương đương của cơ sở sản xuất đối với nguyên liệu đơn.
Thành phần hồ sơ quy định tại điểm b, c và d khoản này bằng tiếng Anh thì không phải kèm theo bản dịch ra tiếng Việt.
...
Như vậy, hồ sơ kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu gồm những giấy tờ sau:
- Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
- Hợp đồng mua bán;
- Phiếu đóng gói (Packing list);
- Hóa đơn mua bán (Invoice);
- Phiếu kết quả phân tích chất lượng của nước xuất khẩu cấp cho lô hàng (Certificate of Analysis);
- Nhãn sản phẩm của cơ sở sản xuất;
- Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân nhập khẩu;
- Một trong các giấy tờ sau:
+ Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (ISO),
+ Giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP),
+ Giấy chứng nhận phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP)
+ Giấy chứng nhận tương đương của cơ sở sản xuất đối với nguyên liệu đơn.
Lưu ý: Thành phần hồ sơ bằng tiếng Anh thì không phải kèm theo bản dịch ra tiếng Việt.
Hồ sơ kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu gồm những gì? (Hình từ Internet)
Các trường hợp nào được miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi khi nhập khẩu?
Căn cứ khoản 6 Điều 18 Nghị định 13/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi điểm c khoản 9 Điều 1 Nghị định 46/2022/NĐ-CP quy định các trường hợp được miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi khi nhập khẩu gồm:
- Thức ăn chăn nuôi tạm nhập tái xuất, tái nhập khẩu để tái chế theo yêu cầu của đối tác nước ngoài;
- Thức ăn chăn nuôi quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
- Thức ăn chăn nuôi từ nước ngoài gửi kho ngoại quan;
- Thức ăn chăn nuôi để trưng bày tại hội chợ, triển lãm, quảng cáo;
- Thức ăn chăn nuôi làm mẫu phân tích tại các phòng thử nghiệm;
- Thức ăn chăn nuôi làm mẫu để thử nghiệm phục vụ khảo nghiệm, giám định, chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, thử nghiệm liên phòng;
- Thức ăn chăn nuôi phục vụ nghiên cứu khoa học;
- Thức ăn chăn nuôi của người nhập cảnh trong định mức miễn thuế;
- Thức ăn chăn nuôi nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trình tự kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu được quy định như thế nào?
Tại khoản 4 Điều 18 Nghị định 13/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi điểm a điểm c khoản 9 Điều 1 Nghị định 46/2022/NĐ-CP quy định trình tự kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu được quy định như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
- Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan kiểm tra trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan kiểm tra trả lời tính đầy đủ của hồ sơ;
Bước 2: Thẩm định hồ sơ
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan kiểm tra thẩm định nội dung hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, cơ quan kiểm tra yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Trường hợp đạt yêu cầu, cơ quan kiểm tra xác nhận vào Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng để tổ chức, cá nhân làm thủ tục theo các bước sau.
Bước 3:
(1) Đối với thức ăn chăn nuôi chăn nuôi truyền thống, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh
- Tổ chức, cá nhân được phép thông quan ngay sau khi hoàn tất thủ tục hải quan.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan lô hàng, tổ chức, cá nhân nộp kết quả đánh giá sự phù hợp cho cơ quan kiểm tra.
- Tổ chức, cá nhân phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả tự đánh giá sự phù hợp và bảo đảm lô hàng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng.
- Trường hợp lô hàng có kết quả kiểm tra không phù hợp, tổ chức, cá nhân phải báo cáo cơ quan kiểm tra hoặc tổ chức chứng nhận hợp quy phải thông báo cho cơ quan kiểm tra để xử lý theo quy định của pháp luật;
(2) Đối với thức ăn chăn nuôi khác
- Tổ chức, cá nhân hoàn tất thủ tục khai báo hải quan, lựa chọn tổ chức chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi được chỉ định để đánh giá sự phù hợp của lô hàng.
- Trường hợp lô hàng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, tổ chức chứng nhận hợp quy cấp Giấy chứng nhận hợp quy cho lô hàng để tổ chức, cá nhân nộp cho cơ quan hải quan làm thủ tục thông quan, đồng thời thông báo cho cơ quan kiểm tra.
- Trường hợp lô hàng có kết quả kiểm tra không phù hợp, tổ chức chứng nhận hợp quy thông báo cho cơ quan kiểm tra để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?