Mẫu văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định pháp y đối với trẻ em bị xâm hại tình dục?
- Thời hạn giám định pháp y đối với trẻ em bị xâm hại tình dục là bao lâu?
- Nhân lực thực hiện giám định pháp y đối với trẻ em bị xâm hại tình dục gồm những ai?
- Tiếp xúc trẻ bị xâm hại tình dục cần giám định và gia đình hoặc người giám hộ được quy định như thế nào?
- Mẫu văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định xâm hại tình dục ở trẻ em?
Thời hạn giám định pháp y đối với trẻ em bị xâm hại tình dục là bao lâu?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BYT quy định thời hạn giám định pháp y:
Thời hạn giám định pháp y
1. Đối với các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định Bộ luật Tố tụng hình sự.
2. Đối với các trường hợp khác được thực hiện như sau:
a) Không quá 09 ngày đối với các trường hợp giám định xâm hại tình dục, hành hạ ngược đãi, xác định giới tính, sự có thai, khả năng tình dục nam và không quá 18 ngày đối với trường hợp phải hội chẩn;
b) Không quá 20 ngày đối với các trường hợp giám định độc chất, mô bệnh học, ADN và không quá 01 tháng đối với trường hợp phải hội chẩn;
c) Đối với các trường hợp không thuộc quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này, thời hạn giám định thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 26a Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
3. Nguyên tắc tính thời hạn giám định, gia hạn thời hạn giám định pháp y và giải quyết vướng mắc trong trường hợp có vấn đề phát sinh hoặc có cơ sở cho rằng vụ việc giám định không thể hoàn thành đúng thời hạn giám định thực hiện theo quy định tại Điều 26a Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
Như vậy, thời hạn giám định pháp y đối với trẻ em bị xâm hại tình dục được quy định như sau:
- Đối với các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
- Đối với các trường hợp khác được thực hiện như sau:
+ Không quá 09 ngày đối với các trường hợp giám định xâm hại tình dục, hành hạ ngược đãi, xác định giới tính, sự có thai, khả năng tình dục nam và không quá 18 ngày đối với trường hợp phải hội chẩn;
+ Không quá 20 ngày đối với các trường hợp giám định độc chất, mô bệnh học, ADN và không quá 01 tháng đối với trường hợp phải hội chẩn;
+ Đối với các trường hợp không thuộc trường hợp trên thì tối đa là 03 tháng. Trường hợp vụ việc giám định có tính chất phức tạp hoặc khối lượng công việc lớn thì thời hạn giám định tối đa là 04 tháng.
Mẫu văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định pháp y đối với trẻ em bị xâm hại tình dục? (Hình từ Internet)
Nhân lực thực hiện giám định pháp y đối với trẻ em bị xâm hại tình dục gồm những ai?
Tại Điều 3 Thông tư 13/2022/TT-BYT quy định nhân lực thực hiện giám định pháp y đối với trẻ em bị xâm hại tình dục bao gồm:
- Người thực hiện giám định xâm hại tình dục ở trẻ em bao gồm:
+ Giám định viên pháp y;
+ Người giúp việc cho giám định viên pháp y.
- Số lượng người thực hiện giám định:
+ Giám định lần đầu: 02 giám định viên và 02 người giúp việc;
+ Giám định lại: 03 giám định viên và 02 đến 03 người giúp việc;
+ Giám định lại lần thứ hai hoặc giám định lại trong trường hợp đặc biệt: Tối thiểu có 03 giám định viên và 03 người giúp việc.
- Trong trường hợp thiên tai, thảm họa và các tình huống khẩn cấp có nhiều đối tượng cần giám định pháp y, thủ trưởng tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y căn cứ vào nhân lực của đơn vị để phân công và phối hợp với các đơn vị thực hiện giám định khác, bảo đảm về tiến độ, nhân lực, thời hạn giám định.
Tiếp xúc trẻ bị xâm hại tình dục cần giám định và gia đình hoặc người giám hộ được quy định như thế nào?
Căn cứ Tiểu mục 5 Mục 3 Quy trình giám định xâm hại tình dục ở trẻ em ban hành kèm theo Thông tư 13/2022/TT-BYT quy định tiếp xúc trẻ cần giám định và gia đình hoặc người giám hộ như sau:
- Đối chiếu giấy tờ tùy thân của trẻ hoặc người giám hộ (giấy khai sinh, chứng minh nhân dân/căn cước công dân, hộ chiếu,...).
- Giải thích cho trẻ được giám định và gia đình hoặc người giám hộ (nếu có) về quy trình khám trước khi tiến hành giám định. Đề nghị trẻ và gia đình hoặc người giám hộ (nếu có) phối hợp trong quá trình giám định.
- Trường hợp trẻ được giám định trong tình trạng cần cấp cứu thì GĐV báo cáo lãnh đạo đơn vị và thông báo cho cơ quan trưng cầu đưa trẻ đi cấp cứu, đồng thời có thể phối hợp giám định tại cơ sở y tế.
- Đề nghị đại diện gia đình hoặc người giám hộ chứng kiến trong quá trình khám giám định với trẻ dưới 15 tuổi.
Mẫu văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định xâm hại tình dục ở trẻ em?
Dưới đây là mẫu văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định xâm hại tình dục ở trẻ em được ban hành kèm theo Thông tư 13/2022/TT-BYT: Tải về
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?