Cán bộ đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật mà tiếp tục vi phạm thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như thế nào?

Cho hỏi: Cán bộ đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật mà tiếp tục vi phạm thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như thế nào? Câu hỏi của anh Khang (Nam Định)

Có mấy mức độ của hành vi vi phạm kỷ luật đối với cán bộ?

Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về các hành vi bị xử lý kỷ luật cụ thể như sau:

Các hành vi bị xử lý kỷ luật
1. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.
2. Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:
a) Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
b) Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
c) Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
c) Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

Như vậy, theo quy định trên thì có 4 mức độ của hành vi vi phạm kỷ luật đối với cán bộ cụ thể sau đây:

Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng.

Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng.

Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Cán bộ đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật mà tiếp tục vi phạm thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như thế nào?

Cán bộ đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật mà tiếp tục vi phạm thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như thế nào? (Hình từ Internet)

Cán bộ đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật mà tiếp tục vi phạm thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như thế nào?

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật cụ thể như sau:

Nguyên tắc xử lý kỷ luật
1. Khách quan, công bằng; công khai, minh bạch; nghiêm minh, đúng pháp luật.
2. Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật. Trong cùng một thời điểm xem xét xử lý kỷ luật, nếu cán bộ, công chức, viên chức có từ 02 hành vi vi phạm trở lên thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm và áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, buộc thôi việc; không tách riêng từng nội dung vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức để xử lý kỷ luật nhiều lần với các hình thức kỷ luật khác nhau.
3. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật tiếp tục có hành vi vi phạm thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như sau:
a) Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành;
b) Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm mới.
...

Như vậy, căn cứ vào quy định trên nếu cán bộ đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật mà tiếp tục vi phạm thì bị áp dụng hình thức kỷ luật sau đây:

- Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành.

- Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm mới.

Chưa xem xét xử lý kỷ luật cán bộ trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật cụ thể như sau:

Các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật
1. Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được cấp có thẩm quyền cho phép.
2. Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức; bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
3. Cán bộ, công chức, viên chức là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc cán bộ, công chức, viên chức là nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
4. Cán bộ, công chức, viên chức đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Như vậy, đối với việc chưa xem xét xử lý kỷ luật cán bộ trong trường hợp sau đây:

- Đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được cấp có thẩm quyền cho phép.

- Đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức.

- Bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.

- Nếu là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

- Nếu là nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

- Đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Trân trọng!

Xử lý kỷ luật đối với cán bộ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Xử lý kỷ luật đối với cán bộ
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức không tính những thời gian nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cán bộ cố tình đùn đẩy, né tránh trách nhiệm có bị tạm đình chỉ công tác không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ công đoàn vi phạm là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Cán bộ công đoàn vi phạm nhưng không bị xem xét xử lý kỷ luật trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức độ hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật của cán bộ, công chức, viên chức được xác định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bổ sung cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ có hành vi vi phạm từ ngày 20/9/2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Cán bộ đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật mà tiếp tục vi phạm thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào không tính thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong công tác cán bộ, những biểu hiện nào thể hiện hành vi lợi dụng lạm dụng chức vụ quyền hạn?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xử lý kỷ luật đối với cán bộ
Nguyễn Trần Cao Kỵ
781 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào