Có cần thông báo mẫu dấu doanh nghiệp hay không? Con dấu của doanh nghiệp do cơ quan nào cấp?

Có cần thông báo mẫu dấu doanh nghiệp hay không? Con dấu của doanh nghiệp do cơ quan nào cấp?

Có cần thông báo mẫu dấu doanh nghiệp hay không?

Căn cứ theo Điều 34 Nghị định 78/2015/NĐ-CP (đã hết hiệu lực) quy định về thông báo sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu như sau:

Điều 34. Thông báo sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu
1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, nội dung và số lượng con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện. Doanh nghiệp có thể có nhiều con dấu với hình thức và nội dung như nhau.
2. Trước khi sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu, thay đổi số lượng con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đặt trụ sở để đăng tải thông báo về mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Nội dung thông báo bao gồm:
a) Tên, mã số, địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp hoặc chi nhánh hoặc văn phòng đại diện;
b) Số lượng con dấu, mẫu con dấu, thời điểm có hiệu lực của mẫu con dấu.
3. Khi nhận thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
4. Phòng Đăng ký kinh doanh không chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác, hợp pháp, phù hợp thuần phong mỹ tục, văn hóa, khả năng gây nhầm lẫn của mẫu con dấu và tranh chấp phát sinh do việc quản lý và sử dụng con dấu.
.......

Theo đó, trước đây tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP có quy định cụ thể về việc thông báo mẫu dấu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi Nghị định 01/2021/NĐ-CP được ban hành (có hiệu lực từ ngày 04/01/2021) thì đã bãi bỏ các thủ tục liên quan đến việc thông báo mẫu dấu hay sử dụng/thay đổi/hủy mẫu dấu để phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.

Chính vì vậy, kể từ ngày 04/01/2021 đến hiện tại thì không cần phải thông báo mẫu dấu doanh nghiệp theo quy định.

Có cần thông báo mẫu dấu doanh nghiệp hay không? Con dấu của doanh nghiệp do cơ quan nào cấp?

Có cần thông báo mẫu dấu doanh nghiệp hay không? Con dấu của doanh nghiệp do cơ quan nào cấp? (Hình từ Internet)

Con dấu của doanh nghiệp do cơ quan nào cấp?

Theo Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định dấu của doanh nghiệp như sau:

Điều 43. Dấu của doanh nghiệp
1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo pháp luật hiện hành, con dấu của doanh nghiệp sẽ do doanh nghiệp quyết định về hình thức, nội dung, loại dầu và số lượng. Mặt khác, việc quản lý con dấu được thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế doanh nghiệp hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành.

Doanh nghiệp có nghĩa vụ như thế nào?

Căn cứ tại Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có nghĩa vụ như sau:

- Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

- Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020

- Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.

- Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

- Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không ngược đãi lao động, cưỡng bức lao động hoặc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.

- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Mẫu dấu doanh nghiệp
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Mẫu dấu doanh nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Có cần thông báo mẫu dấu doanh nghiệp hay không? Con dấu của doanh nghiệp do cơ quan nào cấp?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Mẫu dấu doanh nghiệp
Dương Thanh Trúc
3,175 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào