Lễ phục chuyên ngành Thuế được sử dụng trong các trường hợp nào?

Cho tôi hỏi lễ phục chuyên ngành Thuế được sử dụng trong các trường hợp nào? Câu hỏi từ cô Tuyền (Long An)

Lễ phục chuyên ngành Thuế được sử dụng trong các trường hợp nào?

Căn cứ Điều 6 quy định về quản lý, sử dụng trang phục và thẻ của ngành Thuế ban hành kèm theo Quyết định 1054/QĐ-TCT năm 2021 quy định về sử dụng lễ phục của ngành Thuế:

Quy định về sử dụng lễ phục
1. Lễ phục được sử dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Dự Đại hội Đảng các cấp, Đại hội của các tổ chức chính trị-xã hội.
b) Dự lễ đón tiếp lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các cuộc hội đàm, đón tiếp khách quốc tế (khi có yêu cầu).
c) Dự lễ đón nhận huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự nhà nước (khi có yêu cầu).
d) Dự mít tinh kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, mít tinh kỷ niệm ngày thành lập của ngành, của đơn vị; sự kiện quan trọng cấp tỉnh trở lên.
e) Dự lễ tang cấp nhà nước (khi có yêu cầu).
2. Mặc lễ phục trong các trường hợp khác do trưởng ban tổ chức hoặc thủ trưởng đơn vị quyết định.
3. Khi mang, mặc lễ phục, người sử dụng phải mặc đồng bộ theo quy định bao gồm: áo lễ phục, áo sơ mi dài tay mặc trong áo lễ phục đông, quần lễ phục hoặc juýp (nữ), phù hiệu, cấp hiệu, caravat, giày da đen, tất chân, mũ kê pi, mũ mềm (nữ) lễ phục, thắt lưng, biển hiệu, cành tùng theo quy định. Trên ngực áo bên trái lễ phục được đeo Huân chương, Huy chương, Kỷ niệm chương, Huy hiệu... (nếu có) do Nhà nước Việt Nam và nước ngoài tặng thưởng.

Theo quy định trên, lễ phục chuyên ngành Thuế được sử dụng trong các trường hợp sau:

- Dự Đại hội Đảng các cấp, Đại hội của các tổ chức chính trị-xã hội.

- Dự lễ đón tiếp lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các cuộc hội đàm, đón tiếp khách quốc tế (khi có yêu cầu).

- Dự lễ đón nhận huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự nhà nước (khi có yêu cầu).

- Dự mít tinh kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, mít tinh kỷ niệm ngày thành lập của ngành, của đơn vị; sự kiện quan trọng cấp tỉnh trở lên.

- Dự lễ tang cấp nhà nước (khi có yêu cầu).

Ngoài ra, cán bộ ngành Thuế mặc lễ phục trong các trường hợp khác do trưởng ban tổ chức hoặc thủ trưởng đơn vị quyết định.

Lễ phục chuyên ngành Thuế được sử dụng trong các trường hợp nào?

Lễ phục chuyên ngành Thuế được sử dụng trong các trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Công chức chuyên ngành thuế có các chức danh nào?

Tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định công chức chuyên ngành thuế có các chức danh sau:

- Kiểm tra viên cao cấp thuế

- Kiểm tra viên chính thuế

- Kiểm tra viên thuế

- Kiểm tra viên trung cấp thuế

- Nhân viên thuế

Công chức chuyên ngành thuế phải có trình độ đào tạo, bồi dưỡng như thế nào?

(1) Kiểm tra viên cao cấp thuế được quy định tại khoản 4 Điều 9 Thông tư 29/2022/TT-BTC có trình độ đào tạo, bồi dưỡng như sau:

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;

- Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính.

(2) Kiểm tra viên chính thuế được quy định tại khoản 4 Điều 10 Thông tư 29/2022/TT-BTC có trình độ đào tạo, bồi dưỡng như sau:

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính.

(3) Kiểm tra viên thuế được quy định tại khoản 4 Điều 11 Thông tư 29/2022/TT-BTC có trình độ đào tạo, bồi dưỡng như sau:

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương.

(4) Kiểm tra viên trung cấp thuế được quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư 29/2022/TT-BTC có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.

(5) Nhân viên thuế được quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư 29/2022/TT-BTC có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.

Trân trọng!

Chuyên ngành Thuế
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chuyên ngành Thuế
Hỏi đáp Pháp luật
Lễ phục chuyên ngành Thuế được sử dụng trong các trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chuyên ngành Thuế
Phan Vũ Hiền Mai
430 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chuyên ngành Thuế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chuyên ngành Thuế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào