Trình tự xử lý kỷ luật Dân quân tự vệ có hành vi vi phạm kỷ luật?
Trình tự xử lý kỷ luật Dân quân tự vệ có hành vi vi phạm kỷ luật?
Căn cứ Điều 31 Thông tư 75/2020/TT-BQP quy định trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật Dân quân tự vệ như sau:
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật
1. Người vi phạm phải tự kiểm điểm bằng văn bản trước tập thể cơ quan, đơn vị và tự nhận hình thức kỷ luật Trường hợp người vi phạm vắng mặt, không tự kiểm điểm thì cơ quan, đơn vị tiến hành xác minh tại gia đình, địa phương nơi người vi phạm cư trú và lập biên bản về sự vắng mặt của người vi phạm. Biên bản xác minh được công bố trước cơ quan, đơn vị và có giá trị như bản tự kiểm điểm của người vi phạm.
2. Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người vi phạm họp kiểm điểm hành vi vi phạm và đề xuất hình thức kỷ luật. Trường hợp người vi phạm vắng mặt thì căn cứ vào biên bản xác minh, hồ sơ vi phạm, hành vi vi phạm kỷ luật của người vi phạm, cơ quan, đơn vị tổ chức cuộc họp kiểm điểm và đề xuất hình thức kỷ luật.
3. Người chỉ huy trực tiếp hoặc ủy quyền xác minh và gặp người vi phạm để người vi phạm trình bày ý kiến. Trường hợp người vi phạm vắng mặt thì người chỉ huy căn cứ vào biên bản xác minh, hồ sơ vi phạm để kết luận hành vi vi phạm, hình thức kỷ luật.
4. Két luận về hành vi vi phạm kỷ luật.
5. Báo cáo cấp ủy đảng có thẩm quyền xem xét, thông qua (nếu có).
6. Ra quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật theo quyền hạn phân cấp.
7. Công bố quyết định kỷ luật, báo cáo cấp trên và lưu trữ hồ sơ ở đơn vị, cơ quan, tổ chức.
Như vậy, Dân quân tự vệ có hành vi vi phạm thì bị xử lý như sau:
Bước 1: Người vi phạm tự kiểm điểm
- Người vi phạm phải tự kiểm điểm bằng văn bản trước tập thể cơ quan, đơn vị và tự nhận hình thức kỷ luật
- Trường hợp người vi phạm vắng mặt, không tự kiểm điểm thì cơ quan, đơn vị tiến hành xác minh tại gia đình, địa phương nơi người vi phạm cư trú và lập biên bản về sự vắng mặt của người vi phạm.
- Biên bản xác minh được công bố trước cơ quan, đơn vị và có giá trị như bản tự kiểm điểm của người vi phạm.
Bước 2: Họp kiểm điểm hành vi vi phạm và đề xuất hình thức kỷ luật
- Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người vi phạm họp kiểm điểm hành vi vi phạm và đề xuất hình thức kỷ luật.
- Trường hợp người vi phạm vắng mặt thì căn cứ vào biên bản xác minh, hồ sơ vi phạm, hành vi vi phạm kỷ luật của người vi phạm, cơ quan, đơn vị tổ chức cuộc họp kiểm điểm và đề xuất hình thức kỷ luật.
- Người chỉ huy trực tiếp hoặc ủy quyền xác minh và gặp người vi phạm để người vi phạm trình bày ý kiến.
- Trường hợp người vi phạm vắng mặt thì người chỉ huy căn cứ vào biên bản xác minh, hồ sơ vi phạm để kết luận hành vi vi phạm, hình thức kỷ luật.
Bước 3: Kết luận về hành vi vi phạm kỷ luật.
Bước 4: Báo cáo cấp ủy đảng có thẩm quyền xem xét, thông qua (nếu có).
Bước 5: Ra quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật theo quyền hạn phân cấp.
Bước 6: Công bố quyết định kỷ luật, báo cáo cấp trên và lưu trữ hồ sơ ở đơn vị, cơ quan, tổ chức.
Trình tự xử lý kỷ luật Dân quân tự vệ có hành vi vi phạm kỷ luật? (Hình từ Internet)
Thời hạn xử lý kỷ luật Dân quân tự vệ là bao lâu?
Căn cứ khoản 2 Điều 33 Thông tư 75/2020/TT-BQP quy định thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật Dân quân tự vệ như sau:
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
...
2. Thời hạn xử lý kỷ luật là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý kỷ luật là 03 tháng. Trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian kiểm tra, xác minh làm rõ thì thời hạn xử lý kỷ luật được kéo dài nhưng không quá 05 tháng.
...
Như vậy, thời hạn xử lý Dân quân tự vệ có hành vi vi phạm kỷ luật là 03 tháng.
Trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian kiểm tra, xác minh làm rõ thì thời hạn xử lý kỷ luật được kéo dài nhưng không quá 05 tháng.
Ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật Dân quân tự vệ?
Theo quy định tại Điều 35 Thông tư 75/2020/TT-BQP quy định thẩm quyền xử lý kỷ luật Dân quân tự vệ:
- Tiểu đội trưởng, thuyền trưởng, khẩu đội trưởng khiển trách chiến sĩ.
- Trung đội trưởng, thôn đội trưởng khiển trách đến tiểu đội trưởng, khẩu đội trưởng; cảnh cáo đến chiến sĩ.
- Chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã, chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức, đại đội trường, hải đội trưởng Dân quân tự vệ:
+ Khiển trách đến trung đội trưởng, thôn đội trưởng;
+ Cảnh cáo đến tiểu đội trưởng, thuyền trưởng, khẩu đội trưởng;
- Tiểu đoàn trưởng, hải đoàn trưởng Dân quân tự vệ:
+ Khiển trách đến đại đội trưởng, hải đội trưởng, chính trị viên đại đội, chính trị viên hải đội;
+ Cảnh cáo đến trung đội trưởng.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức:
+ Kỷ luật đến tước danh hiệu Dân quân tự vệ theo đề nghị của chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã, ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức hoặc thôn đội trưởng nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.
- Chỉ huy trưởng, chính trị viên ban chỉ huy quân sự cấp huyện:
+ Khiển trách đến đại đội trưởng, chính trị viên đại đội dân quân cơ động thuộc huyện;
+ Cảnh cáo đến trung đội trưởng, thôn đội trưởng;
+ Giáng chức, cách chức đến tiểu đội trưởng, thuyền trưởng, khẩu đội trưởng.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện kỷ luật giáng chức, cách chức đối với các chức vụ chỉ huy ban chỉ huy quân sự cấp xã theo đề nghị của chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp huyện.
- Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ huy trưởng, chính ủy bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh:
+ Cảnh cáo đến tiểu đoàn trưởng, chính trị viên tiểu đoàn, chỉ huy trưởng, chính trị viên ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức;
+ Giáng chức, cách chức đối với các chức vụ chỉ huy ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức, ban chỉ huy đại đội, hải đội Dân quân tự vệ.
- Tư lệnh, chính ủy quân khu, Quân chủng Hải quân, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội: Giáng chức, cách chức đối với các chức vụ chỉ huy tiểu đoàn, hải đoàn Dân quân tự vệ thuộc quyền.
- Các chức vụ ban chỉ huy đại đội, hải đội, hải đoàn, tiểu đoàn Dân quân tự vệ vi phạm kỷ luật bị cách chức; căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nếu đến mức phải tước danh hiệu Dân quân tự vệ thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức giải quyết.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?