Các trường hợp nào Dân quân tự vệ bị tước danh hiệu?

Cho tôi hỏi Dân quân tự vệ bị tước danh hiệu Dân quân tự vệ trong các trường hợp nào? Câu hỏi từ anh Tuấn (Hậu Giang)

Dân quân tự vệ có các thành phần nào?

Căn cứ Điều 6 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định thành phần của Dân quân tự vệ:

Thành phần của Dân quân tự vệ
1. Dân quân tự vệ tại chỗ.
2. Dân quân tự vệ cơ động.
3. Dân quân thường trực.
4. Dân quân tự vệ biển.
5. Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế.

Như vậy, Dân quân tự vệ có các thành phần sau:

- Dân quân tự vệ tại chỗ.

- Dân quân tự vệ cơ động.

- Dân quân thường trực.

- Dân quân tự vệ biển.

- Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế.

Các trường hợp nào Dân quân tự vệ bị tước danh hiệu Dân quân tự vệ?

Các trường hợp nào Dân quân tự vệ bị tước danh hiệu Dân quân tự vệ? (Hình từ Internet)

Các trường hợp nào Dân quân tự vệ bị tước danh hiệu Dân quân tự vệ?

Dân quân tự vệ bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu Dân quân tự vệ khi thực hiện các hành vi sau:

(1) Chống mệnh lệnh quy định tại Điều 11 Thông tư 75/2020/TT-BQP:

Chống mệnh lệnh một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật cách chức hoặc tước danh hiệu Dân quân tự vệ:

- Giữ chức vụ chỉ huy;

- Lôi kéo người khác tham gia;

- Trong sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu;

- Đã bị xử lý kỷ luật chưa được công nhận tiến bộ mà tiếp tục vi phạm.

(2) Làm nhục, hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên quy định tại Điều 14 Thông tư 75/2020/TT-BQP:

Làm nhục, hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị kỷ luật cách chức hoặc tước danh hiệu Dân quân tự vệ:

- Giữ chức vụ chỉ huy;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Lôi kéo người khác tham gia.

(3) Làm nhục hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới quy định tại Điều 15 Thông tư 75/2020/TT-BQP:

Làm nhục hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị kỷ luật cách chức hoặc tước danh hiệu Dân quân tự vệ:

- Đã bị xử lý kỷ luật chưa được công nhận tiến bộ mà tiếp tục vi phạm;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

(4) Làm nhục, hành hung đồng đội quy định tại Điều 16 Thông tư 75/2020/TT-BQP:

Làm nhục, hành hung một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật giáng chức, cách chức hoặc tước danh hiệu Dân quân tự vệ:

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Lôi kéo người khác tham gia;

- Đã bị xử lý kỷ luật chưa được công nhận tiến bộ mà tiếp tục vi phạm;

- Gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

(5) Vắng mặt trái phép quy định tại Điều 17 Thông tư 75/2020/TT-BQP:

Vắng mặt trái phép một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật giáng chức, cách chức, tước danh hiệu Dân quân tự vệ:

- Đã bị xử lý kỷ luật chưa được công nhận tiến bộ mà tiếp tục vi phạm;

- Lôi kéo người khác tham gia;

- Gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

(6) Vô ý làm lộ bí mật hoặc làm mất tài liệu bí mật quân sự quy định tại Điều 19 Thông tư 75/2020/TT-BQP:

Vô ý làm lộ bí mật hoặc làm mất tài liệu bí mật quân sự thuộc một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật cách chức hoặc tước danh hiệu Dân quân tự vệ:

- Đã được nhắc nhở, chấn chỉnh nhưng thực hiện không nghiêm;

- Đã bị xử lý kỷ luật chưa được công nhận tiến bộ mà tiếp tục vi phạm;

- Làm cho đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ.

(7) Vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ, trang bị, phương tiện kỹ thuật quân sự quy định tại Điều 24 Thông tư 75/2020/TT-BQP:

Vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật cách chức hoặc tước danh hiệu Dân quân tự vệ:

- Giữ chức vụ chỉ huy hoặc có chuyên môn kỹ thuật về vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự, công cụ hỗ trợ;

- Đã bị xử lý kỷ luật chưa được công nhận tiến bộ mà tiếp tục vi phạm.

(8) Vô ý làm mất hoặc làm hư hỏng vũ khí vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ, trang bị, phương tiện kỹ thuật quân sự quy định tại Điều 25 Thông tư 75/2020/TT-BQP:

Vi phạm một trong các trường hợp sau, thì bị kỷ luật cách chức hoặc tước danh hiệu Dân quân tự vệ:

- Giữ chức vụ chỉ huy;

- Trong sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu;

- Không có biện pháp tích cực ngăn chặn.

(9) Quấy nhiễu nhân dân quy định tại Điều 26 Thông tư 75/2020/TT-BQP:

Vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật cách chức hoặc tước danh hiệu quân Dân quân tự vệ:

- Giữ chức vụ chỉ huy;

- Lôi kéo người khác tham gia;

- Gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của Dân quân tự vệ.

(10) Chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 27 Thông tư 75/2020/TT-BQP:

Vi phạm một trong các trường hợp sau, thì bị kỷ luật cách chức đến tước danh hiệu Dân quân tự vệ:

- Lôi kéo người khác tham gia;

- Làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

(11) Hành vi vi phạm khác quy định tại Điều 30 Thông tư 75/2020/TT-BQP:

Vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị tước danh hiệu Dân quân tự vệ:

- Cố ý làm hỏng vũ khí vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ, trang bị, phương tiện kỹ thuật quân sự nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Bị khởi tố bị can.

- Bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

- Sử dụng trái phép chất ma túy.

- Bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Ai có thẩm quyền tước danh hiệu Dân quân tự vệ?

Theo quy định tại Điều 35 Thông tư 75/2020/TT-BQP quy định thẩm quyền xử phạt:

Thẩm quyền xử lý kỷ luật
...
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức: Kỷ luật đến tước danh hiệu Dân quân tự vệ theo đề nghị của chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã, ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức hoặc thôn đội trưởng nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.
...

Như vậy, chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã, ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức hoặc thôn đội trưởng nơi không có đơn vị hành chính cấp xã đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức tước danh hiệu Dân quân tự vệ.

Trân trọng!

Dân quân tự vệ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Dân quân tự vệ
Hỏi đáp Pháp luật
Đi Dân quân tự vệ mấy năm? Tiêu chuẩn tuyển chọn Dân quân tự vệ là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai là người chỉ huy cao nhất của lực lượng Dân quân tự vệ?
Hỏi đáp Pháp luật
Dân quân tự vệ tại chỗ là gì? Dân quân tự vệ tại chỗ năm thứ tư có phải đi huấn luyện hằng năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Phụ cấp thôn đội trưởng năm 2024 là bao nhiêu? Ai có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm thôn đội trưởng?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin miễn nghĩa vụ dân quân tự vệ mới nhất chuẩn pháp lý?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào được thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trước thời hạn?
Hỏi đáp Pháp luật
Dân quân thường trực là gì? Có nhiệm vụ như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức trợ cấp một lần cho dân quân thường trực khi được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự năm 2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân thường trực tối đa là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Chế độ phụ cấp dân quân tự vệ khi làm nhiệm vụ năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Dân quân tự vệ
Phan Vũ Hiền Mai
1,039 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Dân quân tự vệ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào