Dân quân tự vệ có hành vi vi phạm thì bị xử lý theo các hình thức kỷ luật nào?
- Dân quân tự vệ có hành vi vi phạm thì bị xử lý theo các hình thức kỷ luật nào?
- Những tình tiết nào là tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng khi xử lý kỷ luật Dân quân tự vệ?
- Dân quân tự vệ chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật trong các trường hợp nào?
- Xử lý kỷ luật Dân quân tự vệ theo các nguyên tắc nào?
Dân quân tự vệ có hành vi vi phạm thì bị xử lý theo các hình thức kỷ luật nào?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 75/2020/TT-BQP quy định hình thức kỷ luật:
Hình thức kỷ luật
Hình thức kỷ luật Dân quân tự vệ thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 48 Luật Dân quân tự vệ; cụ thể như sau:
1. Đối với chiến sĩ Dân quân tự vệ áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Tước danh hiệu Dân quân tự vệ.
2. Đối với các chức vụ chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Giáng chức;
d) Cách chức;
đ) Tước danh hiệu Dân quân tự vệ.
Như vậy, Dân quân tự vệ có hành vi vi phạm thì bị xử lý theo các hình thức kỷ luật sau:
- Đối với chiến sĩ Dân quân tự vệ:
+ Khiển trách;
+ Cảnh cáo;
+ Tước danh hiệu Dân quân tự vệ.
- Đối với chức vụ chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ:
+ Khiển trách;
+ Cảnh cáo;
+ Giáng chức;
+ Cách chức;
+ Tước danh hiệu Dân quân tự vệ.
Dân quân tự vệ có hành vi vi phạm thì bị xử lý theo các hình thức kỷ luật nào? (Hình từ Internet)
Những tình tiết nào là tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng khi xử lý kỷ luật Dân quân tự vệ?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 75/2020/TT-BQP quy định các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng khi xử lý kỷ luật Dân quân tự vệ, bao gồm:
- Tình tiết giảm nhẹ:
+ Người vi phạm kỷ luật đã có hành vi ngăn chặn hoặc làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
+ Người vi phạm kỷ luật đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi, tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm, xử lý vi phạm kỷ luật;
+ Vi phạm kỷ luật do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần.
- Tình tiết tăng nặng
+ Vi phạm kỷ luật nhiều lần khi thực hiện nhiệm vụ;
+ Ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất hoặc tinh thần;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm kỷ luật;
+ Tiếp tục vi phạm kỷ luật mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm đó;
+ Sau khi vi phạm kỷ luật có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm kỷ luật.
Dân quân tự vệ chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật trong các trường hợp nào?
Tại Điều 5 Thông tư 75/2020/TT-BQP quy định những trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật:
Những trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật
1. Những trường hợp chưa xem xét kỷ luật
a) Trong thời gian nghỉ việc được cấp có thẩm quyền quyết định;
b) Trong thời gian điều trị có xác nhận của quân y hoặc cơ sở y tế;
c) Đang trong thời gian chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật.
2. Những trường hợp miễn trách nhiệm kỷ luật
a) Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi vi phạm;
b) Phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết và do điều kiện bất khả kháng;
c) Chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy cấp trên hoặc phân công nhiệm vụ của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Dân quân tự vệ chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật trong các trường hợp sau:
- Trường hợp chưa xem xét kỷ luật:
+ Trong thời gian nghỉ việc được cấp có thẩm quyền quyết định;
+ Trong thời gian điều trị có xác nhận của quân y hoặc cơ sở y tế;
+ Đang trong thời gian chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật.
- Trường hợp miễn trách nhiệm kỷ luật:
+ Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi vi phạm;
+ Phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết và do điều kiện bất khả kháng;
+ Chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy cấp trên hoặc phân công nhiệm vụ của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Xử lý kỷ luật Dân quân tự vệ theo các nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 75/2020/TT-BQP quy định nguyên tắc xử lý kỷ luật Dân quân tự vệ như sau:
- Đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức và người chỉ huy trực tiếp của đơn vị Dân quân tự vệ, cơ quan quân sự địa phương các cấp, ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức.
- Đúng quy trình, kịp thời, chính xác, khách quan, công bằng, nghiêm minh, đúng thẩm quyền.
- Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật;
- Nếu cùng một lần vi phạm kỷ luật mà người vi phạm thực hiện nhiều hành vi vi phạm khác nhau thì phải xem xét, kết luận, làm rõ mức độ vi phạm và hình thức kỷ luật với từng hành vi vi phạm nhưng chỉ áp dụng hình thức kỷ luật chung cho các hành vi vi phạm và không vượt quá hình thức kỷ luật của hành vi có mức xử lý kỷ luật cao nhất.
- Trường hợp xử lý nhiều hình thức kỷ luật do cấp có thẩm quyền quyết định.
- Bảo đảm tính giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp của lực lượng Dân quân tự vệ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?