Tổng hợp các mẫu tạm ứng tiền lương cho các trường hợp thông dụng hiện nay?
Người lao động được tạm ứng tiền lương trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 quy định về kỳ hạn trả lương như sau:
Kỳ hạn trả lương
1. Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
2. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
...
Tại Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tạm ứng tiền lương như sau:
Tạm ứng tiền lương
1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.
2. Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.
Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.
3. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
Đồng thời tại Điều 128 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tạm đình chỉ công việc như sau:
Tạm đình chỉ công việc
...
2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.
4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.
Theo đó, người lao động sẽ được tạm ứng tiền lương trong những trường hợp sau:
- Theo thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động;
- Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán;
- Người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân;
- Khi nghỉ hằng năm;
- Người lao động bị tạm thời đình chỉ công việc.
Tổng hợp các mẫu tạm ứng tiền lương cho các trường hợp thông dụng hiện nay? (Hình từ Internet)
Tổng hợp các mẫu tạm ứng tiền lương cho các trường hợp thông dụng hiện nay?
Để được hỗ trợ tạm ứng tiền lương theo nhu cầu thì người lao động cần gửi đơn thể hiện mong muốn của mình đối với người sử dụng lao động.
Vì vậy, mẫu giấy tạm ứng tiền lương cần đảm bảo yêu cầu về hình thức trang nghiêm, lịch sự, nội dung ngắn gọn, súc tích, thể hiện được đầy đủ nguyện vọng của người lao động.
Sau đây là các mẫu tạm ứng tiền lương thông dụng hiện nay:
(1) Mẫu giấy tạm ứng tiền lương chung:
Tải về chi tiết mẫu giấy tạm ứng tiền lương tại đây tải về
(2) Mẫu giấy tạm ứng tiền lương tháng:
Tải về mẫu giấy tạm ứng tiền lương tháng tại đây tải về
Người sử dụng lao động có thể từ chối cho người lao động tạm ứng tiền lương không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
...
2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
c) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
d) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.
Như vậy, theo quy định của pháp luật lao động thì người sử dụng lao động không có nghĩa vụ phải cho người lao động tạm ứng tiền lương, trừ 04 trường hợp sau:
- Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán (khoản 3 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019);
- Người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân (khoản 2 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019);
- Khi nghỉ hằng năm; (khoản 3 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019);
- Người lao động bị tạm thời đình chỉ công việc (Điều 128 Bộ luật Lao động 2019) .
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?
- Chứng chỉ ngoại ngữ được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?
- Từ 1/1/2025, điều khiển ôtô điện cần giấy phép lái xe hạng gì?
- Xác thực tài khoản mạng xã hội là gì? Thời gian xác thực những tài khoản đang hoạt động của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội là bao lâu?
- Tỉnh Lạng Sơn cách thủ đô Hà Nội bao nhiêu km?