Các trường hợp nào hợp tác xã được tăng hoặc giảm vốn điều lệ từ ngày 01/07/2024?

Cho tôi hỏi, các trường hợp nào hợp tác xã được tăng hoặc giảm vốn điều lệ từ ngày 01/07/2024? Câu hỏi của anh Dũng.

Các trường hợp nào hợp tác xã được tăng hoặc giảm vốn điều lệ từ ngày 01/07/2024?

Căn cứ quy định khoản 1, khoản 2 Điều 78 Luật Hợp tác xã 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2024) quy định về tăng, giảm vốn điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như sau:

Tăng, giảm vốn điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Vốn điều lệ tăng trong trường hợp sau đây:
a) Tăng phần vốn góp của thành viên;
b) Tiếp nhận phần vốn góp của thành viên mới.
2. Vốn điều lệ giảm trong trường hợp sau đây:
a) Thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết khi quá thời hạn quy định tại khoản 4 Điều 74 của Luật này;
b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trả lại một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp cho thành viên.

Như vậy, các trường hợp tăng hoặc giảm vốn điều lệ của hợp tác xã được quy định như sau:

- Đối với trường hợp tăng vốn điều lệ:

+ Tăng phần vốn góp của thành viên;

+ Tiếp nhận phần vốn góp của thành viên mới.

- Đối với trường hợp giảm vốn điều lệ:

+ Thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết khi quá thời hạn quy định.

+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trả lại một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp cho thành viên.

Các trường hợp nào hợp tác xã được tăng hoặc giảm vốn điều lệ từ ngày 01/07/2024?

Các trường hợp nào hợp tác xã được tăng hoặc giảm vốn điều lệ từ ngày 01/07/2024? (Hình từ Internet)

Hợp tác xã có được góp vốn, mua cổ phần tham gia doanh nghiệp không?

Căn cứ quy định Điều 82 Luật Hợp tác xã 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2024) quy định về góp vốn, mua cổ phần tham gia doanh nghiệp như sau:

Góp vốn, mua cổ phần tham gia doanh nghiệp
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được góp vốn, mua cổ phần tham gia doanh nghiệp, trừ doanh nghiệp đang là thành viên chính thức hoặc thành viên liên kết góp vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nhằm mục tiêu hỗ trợ hoạt động, liên kết, tiêu thụ, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, cổ đông của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
3. Doanh nghiệp được góp vốn, mua cổ phần không được trở thành thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đó.
4. Việc góp vốn, mua cả phần tham gia doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải bảo đảm các quy định sau đây:
a) Được Đại hội thành viên thông qua;
b) Không được sử dụng các nguồn vốn thuộc quỹ chung không chia và tài sản chung không chia để góp vốn, mua cổ phần tham gia doanh nghiệp.
5. Chính phủ quy định điều kiện góp vốn, mua cổ phần tham gia doanh nghiệp.

Như vậy, hợp tác xã vẫn được quyền góp vốn, mua cổ phần tham gia doanh nghiệp. Trừ trường hợp doanh nghiệp đang là thành viên chính thức hoặc thành viên liên kết góp vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nhằm mục tiêu hỗ trợ hoạt động, liên kết, tiêu thụ, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Lưu ý: Việc góp vốn, mua cả phần tham gia doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải bảo đảm các quy định sau đây:

- Được Đại hội thành viên thông qua;

- Không được sử dụng các nguồn vốn thuộc quỹ chung không chia và tài sản chung không chia để góp vốn, mua cổ phần tham gia doanh nghiệp.

Vốn hoạt động của hợp tác xã được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định Điều 80 Luật Hợp tác xã 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2024) quy định về vốn hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như sau:

Vốn hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Vốn hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bao gồm phần vốn góp của thành viên chính thức và thành viên liên kết góp vốn, phí thành viên, vốn huy động, vốn tích luỹ, quỹ chung không chia, quỹ khác và nguồn thu hợp pháp khác.
2. Việc quản lý, sử dụng vốn hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phù hợp với quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

Như vậy, vốn hoạt động của hợp tác xã được quy định như sau:

- Vốn hoạt động của hợp tác xã bao gồm phần vốn góp của thành viên chính thức và thành viên liên kết góp vốn, phí thành viên, vốn huy động, vốn tích luỹ, quỹ chung không chia, quỹ khác và nguồn thu hợp pháp khác.

- Việc quản lý, sử dụng vốn hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phù hợp với quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đinh Khắc Vỹ
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào