Mẫu Đơn yêu cầu giám định chữ ký mới nhất 2023?
Mẫu Đơn yêu cầu giám định chữ ký mới nhất 2023?
Giám định chữ ký là việc người giám định sử dụng kiến thức, công cụ, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn liên quan đến chữ ký thật, giả trên tài liệu, chứng cứ trong hoạt động giải quyết vụ án khởi kiện.
Tải về mẫu Đơn yêu cầu giám định chữ ký mới nhất: Tại đây!
Trong tố tụng dân sự, khi nào thực hiện việc giám định chữ ký?
Căn cứ theo Điều 102 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thực hiện việc giám định chữ ký khi:
- Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự. Quyền tự yêu cầu giám định được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.
- Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.
- Trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc có vi phạm pháp luật thì theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án yêu cầu người giám định giải thích kết luận giám định, triệu tập người giám định đến phiên tòa, phiên họp để trực tiếp trình bày về các nội dung cần thiết.
- Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định bổ sung trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ việc đã được kết luận giám định trước đó.
- Việc giám định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác, có vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp đặc biệt theo quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của Luật giám định tư pháp.
Mẫu Đơn yêu cầu giám định chữ ký mới nhất 2023? (Hình từ Internet)
Quyết định trưng cầu giám định chữ ký phải có những nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 25 Luật Giám định tư pháp 2012 được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 quy định về việc trưng cầu giám định tư pháp cụ thể như sau:
Trưng cầu giám định tư pháp
1. Người trưng cầu giám định quyết định trưng cầu giám định tư pháp bằng văn bản và gửi quyết định kèm theo đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định. Trường hợp đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật có liên quan không thể gửi kèm theo quyết định trưng cầu giám định thì người trưng cầu giám định có trách nhiệm làm thủ tục bàn giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.
2. Quyết định trưng cầu giám định phải có các nội dung sau đây:
a) Tên cơ quan trưng cầu giám định; họ, tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;
b) Tên tổ chức; họ, tên người được trưng cầu giám định;
c) Tóm tắt nội dung sự việc;
d) Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;
đ) Tên tài liệu, đồ vật có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
e) Nội dung chuyên môn của vấn đề cần giám định;
g) Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định tư pháp.
3. Trường hợp trưng cầu giám định bổ sung hoặc trưng cầu giám định lại thì quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ là trưng cầu giám định bổ sung hoặc trưng cầu giám định lại và lý do của việc giám định bổ sung hoặc giám định lại.
4. Trong trường hợp cần thiết, trước khi ra quyết định trưng cầu giám định, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trao đổi với cá nhân, tổ chức dự kiến được trưng cầu giám định và cơ quan có liên quan về nội dung trưng cầu, thời hạn giám định, thông tin, tài liệu, mẫu vật cần cho việc giám định và các vấn đề khác có liên quan (nếu có).
5. Trường hợp nội dung cần giám định liên quan đến nhiều lĩnh vực, thuộc trách nhiệm của nhiều tổ chức thì người trưng cầu giám định phải tách riêng từng nội dung để trưng cầu tổ chức có chuyên môn phù hợp thực hiện giám định.
...
Như vậy, quyết định trưng cầu giám định chữ ký phải có những nội dung sau đây:
- Tên cơ quan trưng cầu giám định.
- Họ, tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định.
- Tên tổ chức; họ, tên người được trưng cầu giám định.
- Tóm tắt nội dung sự việc.
- Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định.
- Tên tài liệu, đồ vật có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có).
- Nội dung chuyên môn của vấn đề cần giám định.
- Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định tư pháp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam có mấy Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký tạm trú từ 10/01/2025?
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở từ 10/1/2025?
- Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?