Mẫu hợp đồng ủy thác nhập khẩu hàng hóa mới nhất hiện nay?
Mẫu hợp đồng ủy thác nhập khẩu hàng hóa mới nhất hiện nay?
Hợp đồng ủy thác nhập khẩu hàng hóa là hợp đồng dịch vụ, được các bên thỏa thuận về các thông tin liên quan đển hoạt động ủy thác nhập khẩu bao gồm:
- Thông tin của các bên tham gia hợp đồng.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Nội dung công việc của dịch vụ ủy thác.
- Chi phí ủy thác.
- Giá hàng hóa.
- Trách nhiệm giải quyết khiếu nại.
- Các thỏa thuận khác.
Mẫu hợp đồng ủy thác nhập khẩu hàng hóa như sau:
Tải Mẫu hợp đồng ủy thác nhập khẩu hàng hóa mới nhất hiện nay tại đây. Tải về.
Mẫu hợp đồng ủy thác nhập khẩu hàng hóa mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)
Hoạt động ủy thác nhập khẩu hàng hóa được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 50 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về quản lý hoạt động ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa như sau:
Quản lý hoạt động ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
1. Thương nhân được ủy thác xuất khẩu, ủy thác nhập khẩu hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc không phải là hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
2. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, bên ủy thác hoặc bên nhận ủy thác phải có giấy phép, đáp ứng điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu trước khi ký hợp đồng ủy thác hoặc nhận ủy thác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Trường hợp bên ủy thác không phải là thương nhân, trên cơ sở hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật, bên ủy thác được ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
Theo đó, đối với hoạt động ủy thác nhập khẩu hàng hóa được quy định như sau:
(1) Thương nhân được ủy thác nhập khẩu các loại hàng hóa như sau:
- Hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
- Hàng hóa không thuộc trường hợp hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
(2) Trước khi ký hợp đồng ủy thác hoặc nhận ủy thác, bên nhận ủy thác phải có giấy phép, đáp ứng điều kiện nhập khẩu đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
(3) Với trường hợp bên ủy thác không phải thương nhân thì vẫn được tham gia ủy thác nhập khẩu hàng hóa trên cơ sở hợp đồng được ký kết theo quy định pháp luật, trừ trường hợp hàng hóa Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
Biện pháp tạm ngừng nhập khẩu hàng hóa được áp dụng trong trường hợp nào?
Theo quy định Điều 11 Luật Quản lý ngoại thương 2017, biện pháp tạm ngừng nhập khẩu hàng hóa là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không được đưa hàng hóa từ nội địa vào khu vực hải quan riêng hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định được áp dụng trong trường hợp dưới đây:
(1) Hàng hóa thuộc trường hợp phải áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp trong quản lý ngoại thương quy định tại Chương 05 của Luật Quản lý ngoại thương 2017
(2) Hàng hóa như sau nhưng chưa có trong Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, cụ thể gồm:
- Hàng hóa liên quan đến quốc phòng, an ninh chưa được phép nhập khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Hàng hóa gây nguy hại đến sức khỏe, an toàn của người tiêu dùng.
- Hàng hóa gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục.
- Hàng hóa gây nguy hại đến môi trường, đa dạng sinh học, có nguy cơ cao mang theo sinh vật gây hại, đe dọa an ninh lương thực, nền sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
- Hàng hóa theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm ngừng nhập khẩu hàng hóa?
Căn cứ theo Điều 13 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu như sau:
Thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu
1. Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu trên cơ sở lấy ý kiến hoặc theo đề xuất của Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, trừ trường hợp pháp luật về thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật có quy định khác.
2. Bộ Công Thương thông báo với các tổ chức kinh tế quốc tế, các nước có liên quan theo thủ tục đã thỏa thuận khi có quyết định về việc tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu hàng hóa là Bộ trưởng Bộ Công Thương trên cơ sở lấy ý kiến hoặc theo đề xuất của Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan. Ngoài ra, Bộ Công Thương thông báo với các tổ chức kinh tế quốc tế
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?