Người lao động làm việc trong môi trường độc hại được hưởng quyền lợi như thế nào?

Cho hỏi: Người lao động làm việc trong môi trường độc hại được hưởng quyền lợi như thế nào? Câu hỏi của chị Diện (Phú Thọ)

Người lao động làm việc trong môi trường độc hại được hưởng quyền lợi như thế nào?

Hiện nay, pháp luật Viêt Nam sẽ ưu tiên cho người lao động làm việc trong môi trường độc hại sẽ có nhiều quyền lợi hơn so với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường, cụ thể:

Đầu tiên về thời gian làm việc thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan. (Căn cứ tại khoản 3 Điều 105 Bộ luật Lao động 2019).

Thứ hai, về nghỉ hằng năm:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định việc nghỉ hằng nằm thì:

- 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

- 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Thứ ba, về tuổi nghỉ hưu:

Tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc; độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại; nguy hiểm có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với thời điểm nghỉ hưu.

Thứ tư, về thời gian hưởng chế độ ốm đau:

Tại Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động làm việc trong môi trường độc hại được nghỉ hưởng chế độ ốm đau với số ngày:

- 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm (điều kiện bình thường là 30 ngày).

- 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 – dưới 30 năm (điều kiện bình thường là 40 ngày).

- 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên (điều kiện bình thường là 60 ngày).

Thứ năm, về điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp:

Tại Điều 44 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định cụ thể sau đây:

- Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

- Khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại.

- Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh bệnh nghề nghiệp.

Thứ sáu, về chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật:

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH thì người lao động làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

- Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất 01 trong 02 yếu tố sau đây:

+ Có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế.

+ Tiếp xúc với ít nhất 01 yếu tố được xếp từ 4 điểm trở lên thuộc nhóm chỉ tiêu “Tiếp xúc các nguồn gây bệnh truyền nhiễm theo Luật phòng, chống các bệnh truyền nhiễm” (số thứ tự 10.1 Mục A, Phụ lục 1 Bảng xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật theo đặc điểm điều kiện lao động ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH)

Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH quy định về mức bồi thường bằng hiện vật như sau:

- Mức 1: 13.000 đồng.

- Mức 2: 20.000 đồng.

- Mức 3: 26.000 đồng.

- Mức 4: 32.000 đồng.

Và một số quyền lợi riêng đối với các đối tượng sau đây:

Đối với lao động nữ làm nghề, công việc trong môi trường độc hại hoặc đặc biệt đặc biệt độc hại hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi. (Theo khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019).

Đối với người lao động cao tuổi cụ thể tại khoản 3 Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 thì không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.

Đối với người lao động khuyết tất thì việc sử dụng người lao động là người khuyết tật làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì phải được người khuyết tất đồng ý. (Căn cứ theo Điều 160 Bộ luật Lao động 2019).

Người lao động làm việc trong môi trường độc hại được hưởng quyền lợi như thế nào?

Người lao động làm việc trong môi trường độc hại được hưởng quyền lợi như thế nào? (Hình từ Internet)

Chế độ phụ cấp làm việc trong môi trường độc hại có phải ghi vào hợp đồng lao động không?

Căn cứ theo Điều 103 Bộ luật Lao động 2019 quy định về chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp như sau:

Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp
Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động.

Như vậy, khi giao kết hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động và người lao động phải thỏa thuận trong hợp đồng về chế độ phụ cấp làm việc trong môi trường độc hại theo quy định pháp luật.

Thử việc thuộc biên chế trả lương của cơ quan Nhà nước được hưởng phụ cấp làm việc trong môi trường độc hại không?

Theo quy định tại Tiểu mục 1 Mục 1 Thông tư 07/2005/TT-BNV quy định về phạm vi và đối tượng áp dụng như sau:

PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi độc hại nguy hiểm mà yếu tố độc hại nguy hiểm cao hơn bình thường chưa được tính vào hệ số lương, bao gồm:
1. Cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
...

Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức đang tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước cũng được hưởng phụ cấp làm việc trong môi trường độc hại.

Trân trọng!

Người lao động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Người lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng lao động không thực hiện đối thoại khi có yêu cầu thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Lệ phí cấp giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 năng suất lao động hằng năm tăng bao nhiêu theo Nghị quyết 18-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Đơn xin nghỉ không lương mới nhất, chuẩn nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi sinh con người lao động nhận được các khoản tiền nào? Nhận được bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ở khu vực bị cấm thì bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng lao động được tuyển dụng và sử dụng người chưa đủ 13 tuổi đối với các công việc thể dục thể thao không?
Hỏi đáp Pháp luật
Phải bố trí khu vực sơ cứu cấp cứu khi doanh nghiệp có bao nhiêu người lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty có phải báo trước khi chuyển người lao động làm công việc khác không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã về việc sử dụng lao động giúp việc gia đình không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người lao động
Nguyễn Trần Cao Kỵ
3,850 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Người lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào