Khám nghiệm hiện trường trong tố tụng hình sự là gì? Quy trình khám nghiệm hiện trường được quy định như thế nào?

Cho tôi hỏi khám nghiệm hiện trường trong tố tụng hình sự là gì? Quy trình khám nghiệm hiện trường được quy định như thế nào? Câu hỏi từ anh Lợi (Đắk Nông)

Khám nghiệm hiện trường trong tố tụng hình sự là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 201 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định khám nghiệm hiện trường:

Khám nghiệm hiện trường
1. Điều tra viên chủ trì tiến hành khám nghiệm nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm để phát hiện dấu vết của tội phạm, thu giữ vật chứng, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử khác liên quan và làm sáng tỏ những tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án.
...

Như vậy, khám nghiệm hiện trường là hoạt động điều tra viên chủ trì tiến hành khám nghiệm nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm để phát hiện dấu vết của tội phạm.

Khám nghiệm hiện trường nhằm thu giữ vật chứng, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử khác liên quan và làm sáng tỏ những tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án.

Khám nghiệm hiện trường trong tố tụng hình sự là gì? Quy trình khám nghiệm hiện trường được quy định như thế nào?

Khám nghiệm hiện trường trong tố tụng hình sự là gì? Quy trình khám nghiệm hiện trường được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Quy trình khám nghiệm hiện trường trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 201 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định quy trình khám nghiệm hiện trường như sau:

- Trước khi tiến hành khám nghiệm hiện trường:

+ Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian, địa điểm tiến hành khám nghiệm để cử Kiểm sát viên kiểm sát khám nghiệm hiện trường.

+ Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường.

- Khi khám nghiệm hiện trường:

+ Phải có người chứng kiến; có thể cho bị can, người bào chữa, bị hại, người làm chứng tham gia và mời người có chuyên môn tham dự việc khám nghiệm.

+ Khi tiến hành khám nghiệm hiện trường phải tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường, đo đạc, dựng mô hình;

+ Xem xét tại chỗ và thu lượm dấu vết của tội phạm, tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án;

+ Ghi rõ kết quả khám nghiệm vào biên bản.

+ Trường hợp không thể xem xét ngay được thì tài liệu, đồ vật thu giữ phải được bảo quản, giữ nguyên trạng hoặc niêm phong đưa về nơi tiến hành điều tra.

Biên bản khám nghiệm hiện trường đảm bảo các điều kiện nào?

Căn cứ Điều 133 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về biên bản:

Biên bản
1. Khi tiến hành hoạt động tố tụng phải lập biên bản theo mẫu thống nhất.
Biên bản ghi rõ địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm tiến hành tố tụng, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, nội dung của hoạt động tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc người liên quan đến hoạt động tố tụng, khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ.
2. Biên bản phải có chữ ký của những người mà Bộ luật này quy định. Những điểm sửa chữa, thêm, bớt, tẩy xóa trong biên bản phải được xác nhận bằng chữ ký của họ.
Trường hợp người tham gia tố tụng không ký vào biên bản thì người lập biên bản ghi rõ lý do và mời người chứng kiến ký vào biên bản.
Trường hợp người tham gia tố tụng không biết chữ thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến. Biên bản phải có điểm chỉ của người tham gia tố tụng và chữ ký của người chứng kiến.
Trường hợp người tham gia tố tụng có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc vì lý do khác mà không thể ký vào biên bản thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến và những người tham gia tố tụng khác. Biên bản phải có chữ ký của người chứng kiến.

Như vậy, biên bản khám nghiệm hiện trường đảm bảo các điều kiện sau:

- Biên bản ghi rõ địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm tiến hành tố tụng, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, nội dung của hoạt động tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc người liên quan đến hoạt động tố tụng, khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ.

- Biên bản phải có chữ ký của những người tham gia khám nghiệm hiện trường.

- Biên bản phải có điểm chỉ của người tham gia tố tụng (nếu không biết chữ) theo quy định và chữ ký của người chứng kiến.

Trân trọng!

Vụ án hình sự
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Vụ án hình sự
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn soạn thảo Mẫu biên bản đối chất trong vụ án hình sự mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Căn cứ vào đâu để xác định dữ liệu điện tử có thể sử dụng làm chứng cứ trong vụ án hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có quyền đề nghị thay đổi người bào chữa trong vụ án hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian gia hạn điều tra vụ án hình sự tối đa là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Bị hại trong vụ án hình sự có quyền yêu cầu giám định thương tật lại khi có nghi ngờ kết luận giám định lần đầu không?
Hỏi đáp Pháp luật
Các loại án phí trong vụ án hình sự hiện nay gồm các loại nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc giao bản kết luận điều tra vụ án hình sự có bắt buộc lập biên bản không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tòa án cấp nào có thẩm quyền xét xử sơ thẩm tội xâm phạm an ninh quốc gia?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vụ án hình sự là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Vụ án hình sự được xét xử kín trong các trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Vụ án hình sự
Phan Vũ Hiền Mai
5,829 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Vụ án hình sự
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào