Luật Hôn nhân gia đình mới nhất 2024?
Luật Hôn nhân gia đình mới nhất 2024?
Ngày 19/06/2014, Quốc hội ban hành Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định chế độ hôn nhân và gia đình; chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình.
Luật Hôn nhân gia đình hay chính xác hơn là Luật Hôn nhân và gia đình 2014 được quy định với 133 Điều được nằm gọn trong 9 Chương cụ thể.
Cho đến hiện tại vẫn chưa có văn bản pháp luật nào được ban hành nhằm thay thế cho Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Như vậy, trong năm 2024, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 vẫn có hiệu lực và đang được áp dụng.
Luật Hôn nhân gia đình mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Văn bản pháp luật hướng dẫn Luật Hôn nhân gia đình mới nhất 2024?
Tính đến thời điểm hiện tại, có một số văn bản pháp luật hướng dẫn Luật Hôn nhân gia đình bao gồm như sau:
Văn bản bị thay thế
- Luật Hôn nhân và gia đình 2000.
Văn bản được dẫn chiếu
- Bộ luật Tố tụng dân sự 2004.
Văn bản được căn cứ
Văn bản hướng dẫn
- Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Nghị định 98/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
- Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành quy định của Luật hôn nhân và gia đình do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành.
- Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hộ tịch 2014.
- Nghị định 10/2015/NĐ-CP Quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
- Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình hiện nay?
Căn cứ theo Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về những nguyên tắc cơ bản để tạo nên một chế độ hôn nhân và gia đình cụ thể sau đây:
- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
- Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
- Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.
- Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
- Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.
Vợ chồng hợp pháp khi đáp ứng đủ điều kiện gì?
Căn cứ tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn cụ thể như sau:
Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Như vậy, đối với việc vợ chồng hợp pháp đăng ký kết hôn thì phải đáp ứng đủ điều kiện đăng ký kết hôn, bao gồm:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định.
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự.
Lưu ý: Sẽ không công nhận vợ chồng hợp pháp đối với một số trường hợp, cụ thể tại điểm a, b, c, d, khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo.
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn.
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Văn bản quy phạm pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?