Người tham gia tập huấn phòng chống thiên tai sẽ được hưởng chế độ tiền lương, tiền công như thế nào?
Người tham gia tập huấn phòng chống thiên tai sẽ được hưởng chế độ tiền lương, tiền công như thế nào?
Căn cứ theo Điều 33 Nghị định 66/2021/NĐ-CP quy định về chế độ tiền lương, tiền công đối với người tham gia lực lượng xung kích được huy động tập huấn, huấn luyện, diễn tập và làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai như sau:
Chế độ tiền lương, tiền công đối với người tham gia lực lượng xung kích được huy động tập huấn, huấn luyện, diễn tập và làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai
1. Người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian được huy động làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai, tham gia tập huấn, huấn luyện, diễn tập được hưởng trợ cấp ngày công lao động như sau:
a) Đối với người được huy động tập huấn, huấn luyện, diễn tập: Mức trợ cấp theo ngày được huy động không thấp hơn 59.600 đồng;
b) Đối với người được huy động làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai: Mức trợ cấp ngày công lao động mỗi người mỗi ngày không thấp hơn 119.200 đồng;
c) Nếu huấn luyện, diễn tập và làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai vào ban đêm (từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau) được tính gấp đôi mức trợ cấp quy định tại điểm này;
d) Khi tập trung, tập huấn, huấn luyện, diễn tập, làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai cách xa nơi cư trú, không có điều kiện đi, về hàng ngày thì được bố trí nơi ăn, nghỉ, hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi và về như cán bộ, công chức cấp xã; được hỗ trợ tiền ăn theo mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định, nhưng không thấp hơn 57.000 đồng.
Cấp nào huy động thì cấp đó bảo đảm chi trả.
2. Người được hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian được huy động, tập huấn, huấn luyện, diễn tập, làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai theo quyết định của cấp có thẩm quyền được cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc trả nguyên lương, các khoản phúc lợi, phụ cấp đi đường và tiền tàu xe.
a) Trường hợp người lao động hợp đồng trong thời gian tham gia tập huấn, huấn luyện, diễn tập, làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động và được hưởng các chế độ tiền lương, phụ cấp theo quy định;
b) Chi phí cho các khoản nói trên được tính vào ngân sách chi hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.
3. Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ, công an xã được huy động huấn luyện, diễn tập, làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai theo quyết định của cấp có thẩm quyền được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật.
Theo đó, về chế độ tiền lương tiền công đối với người tham gia tập huấn phòng chống thiên tai sẽ có quy định cụ thể là:
- Đối với người được huy động tập huấn phòng chống thiên tai không hưởng lương từ ngân sách nhà nước: mức trợ cấp tối thiểu là 59.000 đồng/ngày
Khi tập trung, tập huấn phòng chống thiên tai cách xa nơi cư trú, không có điều kiện đi, về hàng ngày thì được bố trí nơi ăn, nghỉ, hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi và về như cán bộ, công chức cấp xã; được hỗ trợ tiền ăn theo mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định, nhưng đảm bảo tối thiểu là 57.000 đồng.
- Đối với người được huy động tập huấn phòng chống thiên tai hưởng lương từ ngân sách nhà nước: được hưởng nguyên lương, các khoản phụ cấp trong thời gian tập huấn;
Trường hợp người lao động hợp đồng được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động và được hưởng các chế độ tiền lương, phụ cấp theo quy định;
- Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ, công an xã được huy động huấn luyện, diễn tập, làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai theo quyết định của cấp có thẩm quyền được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật.
Người tham gia tập huấn phòng chống thiên tai sẽ được hưởng chế độ tiền lương, tiền công như thế nào? (Hình từ Internet)
Hiện nay thiên tai được phân ra bao nhiêu cấp độ rủi ro?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 66/2021/NĐ-CP quy định về cấp độ rủi ro thiên tai như sau:
Cấp độ rủi ro thiên tai
Rủi ro thiên tai được phân thành 05 cấp tăng dần về mức độ rủi ro, bao gồm: Cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3, cấp độ 4 và cấp độ 5 (tình trạng khẩn cấp về thiên tai). Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai.
Như vậy, thiên tai hiện nay sẽ được phân ra thành 05 cấp độ rủi ro từ thấp đến cao là: cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4, cấp 5. Trong đó rủi ro thiên tai cấp 5 là cấp độ rủi ro khẩn cấp về thiên tai.
Nguyên tắc thực hiện khắc phục hậu quả thiên tai là gì?
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 66/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc thực hiện khắc phục hậu quả thiên tai như sau:
- Chủ động sử dụng nguồn lực tại chỗ để khắc phục hậu quả thiên tai, trường hợp vượt quá khả năng cân đối của bộ, ngành, địa phương, báo cáo, đề xuất gửi Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai để tổng hợp, xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ.
- Đảm bảo kịp thời, hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng đối tượng.
- Ưu tiên hỗ trợ dân sinh, phục hồi sản xuất và khắc phục khẩn cấp công trình phòng, chống thiên tai và công trình xây dựng thiết yếu.
- Khôi phục, sửa chữa, xây dựng lại đảm bảo bền vững hơn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?
- Phải thực hiện gia hạn lưu hành thuốc cổ truyền trước khi giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực từ năm 2025?