Tổ chức có cần chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hay không?
Tổ chức có cần chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hay không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 83 Nghị định 15/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 26 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng
1. Tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định này khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau đây:
a) Khảo sát xây dựng;
b) Lập thiết kế quy hoạch xây dựng;
c) Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;
d) Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng;
đ) Thi công xây dựng công trình;
e) Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình;
g) Kiểm định xây dựng;
h) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
2. Tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ năng lực), trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Các lĩnh vực, phạm vi hoạt động của chứng chỉ năng lực thực hiện theo quy định tại Phụ lục VII Nghị định này. Trường hợp tổ chức đã được cấp chứng chỉ năng lực có lĩnh vực hoạt động xây dựng khác với quy định tại Phụ lục VII Nghị định này thì lĩnh vực hoạt động xây dựng ghi trên chứng chỉ năng lực khi được gia hạn là lĩnh vực quy định tại Phụ lục VII Nghị định này được xác định tương ứng theo kinh nghiệm thực hiện công việc phù hợp của tổ chức kê khai trong đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực
.....
Theo đó, trừ các trường hợp pháp luật không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực (theo khoản 3 Điều 83 Nghị định 15/2021/NĐ-CP), tổ chức cần có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực dưới đây:
- Khảo sát xây dựng;
- Lập thiết kế quy hoạch xây dựng;
- Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;
- Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Thi công xây dựng công trình;
- Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình.
Ngoài ra, các lĩnh vực, phạm vi hoạt động của chứng chỉ năng lực sẽ thực hiện theo quy định tại Phụ lục 07 ban hành kèm theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
Tổ chức có cần chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hay không? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho tổ chức?
Theo quy định tại Điều 86 Nghị định 15/2021/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 28 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho tổ chức được xác định cụ thể như:
- Chứng chỉ năng lực hạng 1: do Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp.
- Chứng chỉ năng lực hạng 2, hạng 3: do Sở Xây dựng có thẩm quyền cấp.
- Tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng: Cấp chứng chỉ năng lực hạng 2, hạng 3 cho tổ chức là hội viên, thành viên của mình
Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng lần đầu đối với tổ chức bao gồm giấy tờ nào?
Căn cứ theo quy định Điều 87 Nghị định 15/2021/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 29 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng lần đầu đối với tổ chức bao gồm giấy tờ như sau:
(1) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo Mẫu số 04 Phụ lục 04 Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
Tải Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực tại đây. Tải về.
(2) Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập.
(3) Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khảo sát địa chất công trình)
(4) Kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực đối với cá nhân đã được cấp chứng chỉ hành nghề của các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề.
Đối với chức danh chỉ huy trưởng chỉ có kinh nghiệm thực hiện công việc về thi công xây dựng thì thay thế bằng văn bằng được đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận tương ứng về giám sát thi công xây dựng. Đồng thời kèm theo:
- Bản kê khai và tự xác định hạng chứng chỉ hành nghề theo Mẫu số 05 Phụ lục 04 Nghị định 15/2021/NĐ-CP (không yêu cầu kê khai nội dung về chứng chỉ hành nghề).
- Văn bằng được đào tạo của các cá nhân tham gia thực hiện công việc.
(5) Chứng chỉ năng lực đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực.
(6) Hợp đồng và Biên bản nghiệm thu công việc đã thực hiện theo nội dung kê khai (đối với tổ chức khảo sát xây dựng, lập thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng, tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng 1 hạng 2).
(7) Hợp đồng; Biên bản nghiệm thu hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng hoặc bộ phận công trình (trong trường hợp thi công công tác xây dựng chuyên biệt) đã thực hiện theo nội dung kê khai (đối với tổ chức thi công xây dựng hạng 1, hạng 2).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?