Các triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm gan vi rút B cấp do Bộ Y tế hướng dẫn?

Cho tôi hỏi Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút B chưa và có nội dung như thế nào? Mong được giải đáp!

Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút B?

Ngày 29 tháng 7 năm 2019, Bộ Y tế ban hành Quyết định 3310/QĐ-BYT năm 2019 về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút B.

Theo Quyết định 3310/QĐ-BYT năm 2019 thì Viêm gan vi rút B (VGVR B) là bệnh truyền nhiễm quan trọng, phổ biến toàn cầu, do vi rút viêm gan B (HBV) gây ra. Theo Báo cáo Toàn cầu về Viêm gan vi rút 2017 của Tổ chức Y tế Thế giới, ước tính năm 2015 toàn cầu có khoảng 257 triệu người nhiễm HBV mạn và 884.400 người tử vong, phần lớn do các biến chứng xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan (HCC). HBV lây nhiễm qua đường máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. Việt Nam nằm trong vùng dịch tễ lưu hành cao của nhiễm HBV (tỉ lệ nhiễm HBV > 8%) với đường lây chủ yếu là từ mẹ truyền sang con.

HBV thuộc họ Hepadnaviridae, có cấu trúc di truyền DNA, được chia thành 10 kiểu gen ký hiệu từ A đến J. HBV có 3 loại kháng nguyên chính: HBsAg, HBeAg và HBcAg, tương ứng với 3 loại kháng thể, lần lượt là: Anti-HBs, Anti-HBe và Anti-HBc. Xét nghiệm phát hiện các kháng nguyên, kháng thể này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định bệnh, thể bệnh cũng như diễn biến bệnh.

HBV có thể gây viêm gan tối cấp, viêm gan cấp và viêm gan mạn, tiến triển thành xơ gan, HCC. HBV là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm gan mạn và HCC tại Việt Nam. Tiêm vắc xin là biện pháp dự phòng lây nhiễm HBV hiệu quả và an toàn.

Các triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm gan vi rút B cấp do Bộ Y tế hướng dẫn?

Các triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm gan vi rút B cấp do Bộ Y tế hướng dẫn? (Hình từ Internet)

Các triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm gan vi rút B cấp do Bộ Y tế hướng dẫn?

Căn cứ theo Tiểu mục 1 Mục 2 Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút B ban hành kèm theo Quyết định 3310/QĐ-BYT năm 2019 hướng dẫn về chẩn đoán viêm gan vi rút B cấp như sau:

- Tiền sử: người bệnh có truyền máu hay các chế phẩm của máu, tiêm chích, quan hệ tình dục không an toàn trong khoảng 4-24 tuần trước khởi bệnh.

- Lâm sàng:

+ Đa số không có biểu hiện lâm sàng rõ ràng.

+ Trong thể điển hình, có thể xuất hiện các triệu chứng như: sốt (khi chưa vàng da), mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, vàng da, vàng mắt, tiểu sậm màu, đau tức vùng gan...

+ VGVR B cấp có thể diễn tiến nặng sang suy gan cấp dẫn đến bệnh não gan, tỷ lệ tử vong cao.

- Cận lâm sàng:

+ AST, ALT tăng, thường trên 5 lần giới hạn trên của mức bình thường (ULN, ULN: 35 U/L đối với nam, 25 U/L đối với nữ).

+ Bilirubin có thể tăng.

+ Anti-HBc IgM dương tính, HBsAg dương tính (hoặc âm tính trong giai đoạn cửa sổ).

Các giai đoạn của nhiễm vi rút viêm gan B mạn gồm những giai đoạn nào?

Căn cứ theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định 3310/QĐ-BYT năm 2019 hướng dẫn về chẩn đoán các giai đoạn của nhiễm HBV mạn như sau:

Giai đoạn

Tiêu chuẩn

VGVR B mạn

- HBsAg (+) ≥ 6 tháng

- Tải lượng HBV DNA thay đổi: từ không phát hiện cho đến vài tỷ IU/mL

- Chia làm 2 thể HBeAg (+) và HBeAg (-)

- Nồng độ ALT/AST bình thường hoặc tăng

- Sinh thiết gan có hình ảnh viêm gan man với nhiều mức độ hoại tử hoặc/và xơ hóa gan

Nhiễm HBV mạn giai đoạn dung nạp miễn dịch

- HBsAg (+) ≥ 6 tháng

- HBeAg (+)

- Tải lượng HBV cao (điển hình > 1 triệu IU/mL)

- ALT hoặc/và AST bình thường hoặc hơi tăng

- Không xơ hóa và tình trạng viêm nhẹ trên sinh thiết gan

VGVR B mạn giai đoạn hoạt động

- HBsAg (+) ≥ 6 tháng

- Tải lượng HBV DNA > 20.000 IU/mL với HBeAg (+) và > 2.000 IU/mL với HBeAg (-)

- Nồng độ ALT hoặc/và AST tăng dai dẳng hoặc tăng từng đợt

- Sinh thiết gan có hình ảnh viêm gan mạn với mức độ viêm từ vừa đến nặng kèm theo có xơ hóa gan hoặc không xơ hóa gan

VGVR B mạn giai đoạn không hoạt động

- HBsAg (+) ≥ 6 tháng.

- HBeAg (-), anti-HBe (+)

- HBV DNA < 2.000 IU/mL

- Nồng độ ALT hoặc/và AST luôn bình thường

- Sinh thiết gan không có tình trạng viêm đáng kể, tuy nhiên, sinh thiết hoặc đánh giá xơ hóa gan bằng các phương pháp không xâm lấn cho thấy có thể có xơ hóa gan ở nhiều mức độ.

Tại Tiết 2.5 Tiểu mục 2 Mục 3 Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút B ban hành kèm theo Quyết định 3310/QĐ-BYT năm 2019 có quy định các loại thuốc kháng vi rut dùng để điều trị viêm gan vi rút B mạn :

Tên thuốc

Liều người lớn

Liều trẻ em

Tác dụng phụ

Tenofovir disoproxil fumarate* (TDF)

- 300 mg/ngày

- Đối với người có suy thận: điều chỉnh liều theo mức lọc cầu thận (Phụ lục 4)

≥ 12 tuổi và cân nặng ≥ 35 kg: liều lượng như người lớn

Bệnh thận, hội chứng Fanconi, hội chứng loãng xương, nhiễm toan lactic

Entecavir (ETV)

- 0,5 mg/ngày (1 mg/ngày nếu người bệnh từng sử dụng lamivudine hoặc có xơ gan mất bù)

- Đối với người có suy thận: điều chỉnh liều theo mức lọc cầu thận (Phụ lục 4)

Trẻ ≥ 2 tuổi: tính liều theo cân nặng:

- 10-11 kg: 0,15 mg (3 mL)

- > 11-14 kg: 0,2 mg (4 mL)

- > 14-17 kg: 0,25 mg (5 mL)

- > 17-20 kg: 0,3 mg (6 mL)

- > 20-23 kg: 0,35 mg (7 mL)

- > 23-26 kg: 0,4 mg (8 mL)

- > 26-30 kg: 0,45 mg (9 mL)

- > 30kg: 0,5 mg (10 mL dung dịch uống hoặc 1 viên 0,5 mg)

Nhiễm toan lactic

Tenofovir alafenamide** (TAF)

- 25 mg/ngày

- Không cần giảm liều đối với các trường hợp suy thận nhẹ, vừa và nặng, hoặc chạy thận.

Trẻ ≥ 12 tuổi: liều như người lớn*

Nhiễm toan lactic, không chỉ định cho trường hợp xơ gan mất bù

Peg-IFN-α-2a (người lớn)***

IFN-α-2b (trẻ em)

180 µg/tuần

Trẻ ≥ 1 tuổi: 6 triệu đơn vị/m2 x 3 lần/tuần

Các triệu chứng giả cúm, mệt mỏi, rối loạn tâm thần, giảm bạch cầu, rối loạn miễn dịch ở người lớn, chán ăn và sụt cân

* TDF có thể được chỉ định điều trị cho phụ nữ có thai, trẻ ≥ 3 tuổi và đồng nhiễm HBV/HIV, liều dùng theo liều lượng khuyến cáo dành cho trẻ nhiễm HIV.

* * TAF chưa khuyến cáo cho phụ nữ mang thai, được lựa chọn ưu tiên trong các trường hợp: người bệnh > 60 tuổi, loãng xương, suy thận với creatinin crearence (CrCl) ≥ 15ml/phút, chạy thận nhân tạo với CrCl < 15ml/phút.

*** Có thể xem xét chỉ định cho người bệnh muốn điều trị trong thời gian ngắn hạn; người bệnh đồng nhiễm HDV; hoặc người bệnh có tải lượng vi rút thấp và ALT tăng cao, không muốn điều trị dài hạn bằng NAs.

Trân trọng!

Bệnh viêm gan B
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bệnh viêm gan B
Hỏi đáp Pháp luật
Các triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm gan vi rút B cấp do Bộ Y tế hướng dẫn?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bệnh viêm gan B
Chu Tường Vy
780 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bệnh viêm gan B
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào