Các hình thức tăng vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn?
Thế nào là vốn điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn?
Căn cứ theo khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 giải thích về vốn điều lệ như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
18. Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.
...
34. Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Theo đó, vốn điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn.
Các hình thức tăng vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn? (Hình từ Internet)
Các hình thức tăng vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên?
Căn cứ theo Điều 87 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tăng giảm vốn điều lệ như sau:
Tăng, giảm vốn điều lệ
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ thông qua việc chủ sở hữu công ty góp thêm vốn hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Chủ sở hữu công ty quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ.
2. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. Việc tổ chức quản lý công ty được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì công ty phải thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thay đổi vốn điều lệ;
b) Trường hợp chuyển đổi thành công ty cổ phần thì công ty thực hiện theo quy định tại Điều 202 của Luật này.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
a) Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty;
b) Vốn điều lệ không được chủ sở hữu công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 75 của Luật này.
Theo đó, đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì sẽ có 02 hình thức tăng vốn điều lệ cụ thể như sau:
- Chủ sở hữu công ty góp thêm vốn;
- Huy động thêm vốn góp của người khác.
Đối với việc tăng vốn điều lệ bằng cách huy động thêm vốn góp từ người khác thì công ty cần phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.
Các hình thức tăng vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên?
Căn cứ theo Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tăng giảm vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên như sau:
Tăng, giảm vốn điều lệ
1. Công ty có thể tăng vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
a) Tăng vốn góp của thành viên;
b) Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới.
2. Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Thành viên có thể chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác theo quy định tại Điều 52 của Luật này. Trường hợp có thành viên không góp hoặc chỉ góp một phần phần vốn góp thêm thì số vốn còn lại của phần vốn góp thêm của thành viên đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thỏa thuận khác.
...
Theo đó, đối với hình thức tăng vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên sẽ có quy định cụ thể như sau:
- Tăng vốn góp của thành viên;
Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty.
Trường hợp có thành viên không góp hoặc chỉ góp một phần phần vốn góp thêm thì số vốn còn lại của phần vốn góp thêm của thành viên đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thỏa thuận khác.
- Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu kịch bản Year End Party mới nhất 2025? Người lao động nghỉ tết nguyên đán 2025 bao nhiêu ngày?
- Lịch học học kì 2 năm học 2024 2025 của học sinh 63 tỉnh thành?
- Quyết định 71/2024/QĐ-UBND Hà Nội sửa đổi bảng giá đất mới nhất?
- Điểm bắn pháo hoa Tết dương lịch 2025 Hà Hội ở đâu?
- Dự kiến các phòng thuộc UBND cấp huyện được hợp nhất theo Công văn 24?