Phân biệt bệnh đái tháo đường típ 1 và típ 2 theo hướng dẫn của Bộ Y tế?

Cho tôi hỏi bệnh đái tháo đường típ 1 và típ 2 khác nhau như thế nào theo hướng dẫn của Bộ Y tế? Câu hỏi từ chị Thuận (Đà Nẵng)

Bệnh đái tháo đường là bệnh gì?

Căn cứ Phần 1 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2 ban hành kèm theo Quyết định 5481/QĐ-BYT năm 2020 hướng dẫn bệnh đái tháo đường:

ĐỊNH NGHĨA VÀ DỊCH TỄ HỌC
Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm tăng glucose huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.
...

Như vậy, bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm tăng glucose huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai.

Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.

Phân biệt bệnh đái tháo đường típ 1 và típ 2 theo hướng dẫn của Bộ Y tế?

Phân biệt bệnh đái tháo đường típ 1 và típ 2 theo hướng dẫn của Bộ Y tế? (Hình từ Internet)

Phân biệt bệnh đái tháo đường típ 1 và típ 2 theo hướng dẫn của Bộ Y tế?

Căn cứ Tiểu mục 2.5 Mục 2 Phần 2 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2 ban hành kèm theo Quyết định 5481/QĐ-BYT năm 2020 hướng dẫn phân biệt bệnh đái tháo đường típ 1 và típ 2 như sau:

Đặc điểm

Đái tháo đường típ 1

Đái tháo đường típ 2

Tuổi xuất hiện

Trẻ, thanh thiếu niên

Tuổi trưởng thành

Khởi phát

Các triệu chứng rầm rộ

Chậm, thường không rõ triệu chứng

Biểu hiện lâm sàng

- Sút cân nhanh chóng.

- Đái nhiều.

- Uống nhiều

- Bệnh diễn tiến âm ỉ, ít triệu chứng

- Thể trạng béo, thừa cân

- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường típ 2.

- Đặc tính dân tộc có tỷ lệ mắc bệnh cao.

- Dấu gai đen (Acanthosis nigricans)

- Hội chứng buồng trứng đa nang

Nhiễm ceton, tăng ceton trong máu, nước tiểu

Dương tính

Thường không có

Insulin/C-peptid

Thấp/không đo được

Bình thường hoặc tăng

Kháng thể:

Kháng đảo tụy (ICA)

Kháng Glutamic acid decarboxylase 65 (GAD 65)

Kháng Insulin (IAA)

Kháng Tyrosine phosphatase (IA-2)

Kháng Zinc Transporter 8 (ZnT8)

Dương tính

Âm tính

Điều trị

Bắt buộc dùng insulin

Thay đổi lối sống, thuốc viên và/ hoặc insulin

Cùng hiện diện với bệnh tự miễn khác

Có thể có

Hiếm

Các bệnh lý đi kèm lúc mới chẩn đoán: tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, béo phì

Không có

Nếu có, phải tìm các bệnh lý khác đồng mắc

Thường gặp, nhất là hội chứng chuyển hóa

Bệnh đái tháo đường có bao nhiêu loại?

Căn cứ Mục 2 Phần 2 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2 ban hành kèm theo Quyết định 5481/QĐ-BYT năm 2020 hướng dẫn phân loại bệnh đái tháo đường:

Phân loại đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường được phân thành 4 loại chính
a) Đái tháo đường típ 1 (do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối).
b) Đái tháo đường típ 2 (do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin).
c) Đái tháo đường thai kỳ (là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ típ 1, típ 2 trước đó).
d) Các loại ĐTĐ đặc biệt do các nguyên nhân khác, như ĐTĐ sơ sinh hoặc đái tháo đường do sử dụng thuốc và hóa chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô…

Như vậy, bệnh đái tháo đường được phân loại như sau:

- Đái tháo đường típ 1 (do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối).

- Đái tháo đường típ 2 (do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin).

- Đái tháo đường thai kỳ (là đái tháo đường được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về đái tháo đường típ 1, típ 2 trước đó).

- Các loại đái tháo đường đặc biệt do các nguyên nhân khác, như đái tháo đường sơ sinh hoặc đái tháo đường do sử dụng thuốc và hóa chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô…

Nguyên tắc điều trị cho người bệnh đái tháo đường được quy định như thế nào?

Căn cứ Mục 1 Phần 4 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2 ban hành kèm theo Quyết định 5481/QĐ-BYT năm 2020 hướng dẫn nguyên tắc điều trị cho người bệnh đái tháo đường như sau:

- Lập kế hoạch toàn diện, tổng thể, lấy người bệnh làm trung tâm, cá nhân hóa cho mỗi người mắc đái tháo đường, phát hiện và dự phòng sớm, tích cực các yếu tố nguy cơ, giảm các tai biến và biến cố.

- Đánh giá tổng thể và quyết định điều trị dựa trên cơ sở:

+ Tình trạng sức khỏe chung, bệnh lý đi kèm, các chức năng trong hoạt động thường ngày, thói quen sinh hoạt, điều kiện kinh tế, xã hội, yếu tố tâm lý, tiên lượng sống, cá thể hóa mục tiêu điều trị.

+ Nguyên tắc sử dụng thuốc: can thiệp thay đổi lối sống ưu tiên hàng đầu, hạn chế tối đa lượng thuốc dùng, định kỳ kiểm tra tác dụng và tuân thủ thuốc cũ trước khi kê đơn mới, phác đồ phù hợp có thể tuân thủ tốt - tối ưu điều trị, khả thi với bệnh nhân, có tính yếu tố chi phí và tính sẵn có.

- Dịch vụ tư vấn dinh dưỡng, hoạt động thể lực, tự theo dõi, hỗ trợ điều trị nên được triển khai, sẵn sàng cung cấp, hỗ trợ cho bác sỹ điều trị, điều dưỡng, nhân viên y tế, người chăm sóc và bệnh nhân.

- Chất lượng chăm sóc, điều trị bệnh nhân đái tháo đường cần được thường xuyên giám sát, lượng giá và hiệu chỉnh cho phù hợp 1-2 lần/năm

- Các phương pháp điều trị tổng thể bao gồm một số các biện pháp sau:

+ Tư vấn, hỗ trợ, can thiệp thay đổi lối sống: không hút thuốc, không uống rượu bia, chế độ ăn và hoạt động thể lực (áp dụng cho tất cả người bệnh, các giai đoạn).

+ Tư vấn tuân thủ điều trị, kiểm soát cân nặng

+ Thuốc uống hạ đường huyết

+ Thuốc tiêm hạ đường huyết

+ Kiểm soát tăng huyết áp

+ Kiểm soát rối loạn lipid máu

+ Chống đông

+ Điều trị và kiểm soát biến chứng, bệnh đồng mắc.

Trân trọng!

Bệnh đái tháo đường
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bệnh đái tháo đường
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt bệnh đái tháo đường típ 1 và típ 2 theo hướng dẫn của Bộ Y tế?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bệnh đái tháo đường
Phan Vũ Hiền Mai
1,739 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bệnh đái tháo đường
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào