Đóng bao nhiêu tiền thì không bị tạm giam? Phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ nào để không bị tạm giam khi đặt tiền bảo đảm?

Cho tôi hỏi, đóng bao nhiêu tiền thì không bị tạm giam? Phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ nào để không bị tạm giam? Nhờ anh chị giải đáp.

Đóng bao nhiêu tiền thì không bị tạm giam?

Căn cứ quy định Điều 4 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn về mức tiền đặt để bảo đảm như sau:

Mức tiền đặt để bảo đảm
1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án quyết định mức tiền cụ thể mà bị can, bị cáo phải đặt để bảo đảm, nhưng không dưới:
a) Ba mươi triệu đồng đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) Một trăm triệu đồng đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) Hai trăm triệu đồng đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) Ba trăm triệu đồng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định mức tiền phải đặt để bảo đảm thấp hơn nhưng không dưới một phần hai (1/2) mức tương ứng quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau đây:
a) Bị can, bị cáo là thương binh, bệnh binh, là người được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân hoặc được tặng Huân chương, Huy chương kháng chiến, các danh hiệu Dũng sĩ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là con đẻ, con nuôi hợp pháp của liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, của gia đình được tặng bằng “Gia đình có công với nước”;
b) Bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

Như vậy, người bị tạm giam có thể đặt tiền dể bảo đảm thay cho việc bị tạm giam. Hiện tại thì pháp luật chỉ quy định mức tiền đặt tối thiểu cho mọi loại tội phạm.

Mức đặt tiền cụ thể sẽ cho từng đối tượng sẽ được được cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án quyết định, tuy nhiên mức đặt tiền không được thấp hơn mức quy định sau đây:

- Ba mươi triệu đồng đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

- Một trăm triệu đồng đối với tội phạm nghiêm trọng;

- Hai trăm triệu đồng đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

- Ba trăm triệu đồng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Đối với các trường hợp sau đây thì mức tiền phải đặt để bảo đảm thấp hơn nhưng không dưới một phần hai (1/2) mức tương ứng quy định:

- Bị can, bị cáo là thương binh, bệnh binh, là người được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân hoặc được tặng Huân chương, Huy chương kháng chiến, các danh hiệu Dũng sĩ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là con đẻ, con nuôi hợp pháp của liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, của gia đình được tặng bằng “Gia đình có công với nước”;

- Bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

Đóng bao nhiêu tiền thì không bị tạm giam?

Đóng bao nhiêu tiền thì không bị tạm giam? (Hình từ Internet)

Phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ nào để không bị tạm giam khi đặt tiền bảo đảm?

Căn cứ quy định khoản 2 Điều 122 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về đặt tiền để bảo đảm như sau:

Đặt tiền để bảo đảm
...
2. Bị can, bị cáo được đặt tiền phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;
b) Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;
c) Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam và số tiền đã đặt bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước.
...

Như vậy, Bị can, bị cáo được đặt tiền phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

- Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;

- Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;

- Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;

- Không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án;

- Không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

Lưu ý: Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam và số tiền đã đặt bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước.

Biện pháp đặt tiền để bảo đảm bị hủy bỏ trong các trường hợp nào?

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 10 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn về hủy bỏ việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm như sau:

Hủy bỏ việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm
1. Việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm bị hủy bỏ trong các trường hợp sau đây:
a) Khi có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án; đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;
b) Bị can, bị cáo bị bắt tạm giam về tội đã phạm trước khi áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm hoặc tiếp tục phạm tội;
c) Bị can, bị cáo chết;
d) Bị can, bị cáo đã chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan;
đ) Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, hình phạt không phải là hình phạt tù hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam;
e) Bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan quy định tại khoản 2 Điều 122 Bộ luật tố tụng hình sự.
...

Như vậy, việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm bị hủy bỏ trong các trường hợp sau đây:

- Khi có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;

- Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;

- Bị can, bị cáo bị bắt tạm giam về tội đã phạm trước khi áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm hoặc tiếp tục phạm tội;

- Bị can, bị cáo chết;

- Bị can, bị cáo đã chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan;

- Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, hình phạt không phải là hình phạt tù hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam;

- Bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan theo quy định.

Trân trọng!

Tạm giam
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tạm giam
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản bắt bị can để tạm giam mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người bị tạm giam không được gặp thân nhân trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẩm quyền ra lệnh bắt bị cáo để tạm giam thuộc về ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được tiếp tục tạm giam sau khi phát hiện người đang bị tạm giam mang thai hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Phân biệt tạm giam và tạm giữ?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được giam giữ chung buồng giam đối với những người cùng tham gia một vụ án hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tạm giam bao lâu thì được gặp mặt? Thời gian tạm giam tối đa là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tạm giam là gì? Người bị tạm giam được gặp thân nhân mấy lần trong tháng?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nhận bảo lĩnh sẽ bị phạt tiền nếu bị can, bị cáo bỏ trốn?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin thăm gặp người bị tạm giam mới nhất hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tạm giam
Đinh Khắc Vỹ
1,078 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào