Sửa đổi, bổ sung bản điện tử giấy tờ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch điện tử tương tác từ ngày 02/8/2023?
Sửa đổi, bổ sung bản điện tử giấy tờ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch điện tử tương tác từ ngày 02/8/2023?
Ngày 02/8/2023, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư 03/2023/TT-BTP sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư 01/2022/TT-BTP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định 87/2020/NĐ-CP về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến.
Bản điện tử giấy tờ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch điện tử tương tác sau khi thay đổi theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 03/2023/TT-BTP là:
- Các mẫu: Xác nhận thông tin hộ tịch; Tờ khai đề nghị xác nhận thông tin hộ tịch; Giấy báo tử (Phụ lục 1);
- Nội dung các mẫu hộ tịch điện tử tương tác tích hợp, phục vụ đăng ký hộ tịch trực tuyến (Phụ lục 2);
- Mẫu Bản điện tử các giấy tờ hộ tịch (Phụ lục 3)
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 01/2022/TT-BTP quy định về bản điện tử giấy tờ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch điện tử tương tác trước khi thay đổi gồm có:
Bản điện tử giấy tờ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch điện tử tương tác
1. Ban hành kèm theo Thông tư này:
a) Nội dung bản điện tử giấy tờ hộ tịch; văn bản xác nhận thông tin hộ tịch; Giấy báo tử (Phụ lục 1);
b) Nội dung các biểu mẫu hộ tịch điện tử tương tác tích hợp, phục vụ đăng ký hộ tịch trực tuyến (Phụ lục 2).
...
Như vậy, so với quy định trước đó thì từ ngày 02/8/2023 bản điện tử giấy tờ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch điện tử tương tác sẽ có thêm văn bản xác nhận thông tin hộ tịch.
Ngoài ra, Thông tư 03/2023/TT-BTP có sự thay đổi về nội dung của các phụ lục ban hành kèm theo so với Thông tư 01/2022/TT-BTP, cụ thể là:
- Bổ sung Phụ lục 3 Mẫu Bản điện tử các giấy tờ hộ tịch ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BTP.
- Thay thế Phụ lục 1 và Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 01/2022/TT-BTP bằng Phụ lục 1 và Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BTP.
Sửa đổi, bổ sung bản điện tử giấy tờ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch điện tử tương tác từ ngày 02/8/2023? (Hình từ Internet)
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử gồm những thông tin nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 87/2020/NĐ-CP quy định về thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử như sau:
- Các thông tin hộ tịch của cá nhân được xác lập khi đăng ký khai sinh:
+ Họ tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi sinh; dân tộc, quốc tịch, quê quán, số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh;
+ Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, dân tộc, quốc tịch, quê quán, nơi cư trú, số định danh cá nhân, giấy tờ tùy thân của cha, mẹ của người được đăng ký khai sinh;
+ Họ tên, số định danh cá nhân, giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký khai sinh, mối quan hệ với người được khai sinh;
+ Số đăng ký, quyển số, ngày, tháng, năm đăng ký, tên cơ quan đăng ký khai sinh;
+ Họ tên, chức vụ của người ký Giấy khai sinh;
- Các thông tin hộ tịch của cá nhân là công dân Việt Nam được xác lập khi ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài:
+ Họ tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi sinh; dân tộc, quốc tịch, quê quán, số định danh cá nhân, giấy tờ tùy thân của người được ghi chú khai sinh;
+ Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, dân tộc, quốc tịch, quê quán, số định danh cá nhân, giấy tờ tùy thân của cha, mẹ của người được ghi chú khai sinh;
+ Tên loại giấy tờ, số, ngày, tháng, năm cấp, tên cơ quan, tên quốc gia cấp giấy tờ hộ tịch là cơ sở ghi chú khai sinh;'
+ Thông tin về người đi đăng ký khai sinh;
+ Họ tên, số định danh cá nhân, giấy tờ tùy thân của người yêu cầu ghi chú khai sinh;
+ Số đăng ký, quyển số, ngày, tháng, năm đăng ký, tên cơ quan thực hiện ghi chú khai sinh;
+ Sọ tên, chức vụ của người ký Trích lục ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh;
- Các thông tin hộ tịch khác của cá nhân được đăng ký theo quy định pháp luật tiếp tục được cập nhật vào thông tin hộ tịch của cá nhân đã được xác lập, gồm:
+ Thông tin về việc đăng ký kết hôn;
+ Cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
+ Giám hộ; nhận cha, mẹ, con; nuôi con nuôi;
+ Thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc;
+ Khai tử;
+ Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch theo bản án, quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
+ Ghi vào Sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài;
- Bản quét hoặc bản chụp trang Sổ hộ tịch tương ứng đối với thông tin hộ tịch được số hóa, chuẩn hóa.
Các hoạt động nào được xem là xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 87/2020/NĐ-CP quy định về xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử như sau:
Xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử bao gồm các hoạt động:
- Bảo đảm cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thông tin;
- Thiết kế, tổ chức Cơ sở dữ liệu;
- Triển khai, nâng cấp, phát triển, mở rộng Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung;
- Thu thập, chuẩn hóa, nhập dữ liệu;
- Lưu trữ, bảo mật, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin cho Cơ sở dữ liệu; có giải pháp bảo đảm tính toàn vẹn, chống chối bỏ của dữ liệu;
- Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, tổ chức bộ máy nhân sự, vận hành, quản lý, cập nhật, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu;
- Vận hành, hiệu chỉnh Cơ sở dữ liệu;
- Các hoạt động khác theo quy định pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?