Dự thảo danh mục thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng và bị cấm sử dụng tại Việt Nam?

Cho tôi hỏi có phải đã có dự thảo về danh mục thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng và bị cấm sử dụng tại Việt Nam không? Mong được giải đáp thắc mắc!

Ban hành Dự thảo Thông tư về Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng và cấm sử dụng tại Việt Nam?

Theo Dự thảo Thông tư về Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng và cấm sử dụng tại Việt Nam tải về thì có các danh mục ban hành kèm theo như sau:

Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư, gồm:

* Thuốc sử dụng trong nông nghiệp:

- Thuốc trừ sâu: 712 hoạt chất với 1725 tên thương phẩm.

- Thuốc trừ bệnh: 683 hoạt chất với 1561 tên thương phẩm.

- Thuốc trừ cỏ: 261 hoạt chất với 792 tên thương phẩm.

- Thuốc trừ chuột: 8 hoạt chất với 43 tên thương phẩm.

- Thuốc điều hoà sinh trưởng: 60 hoạt chất với 178 tên thương phẩm.

- Chất dẫn dụ côn trùng: 8 hoạt chất với 8 tên thương phẩm.

- Thuốc trừ ốc: 31 hoạt chất với 152 tên thương phẩm.

- Chất hỗ trợ (chất trải): 5 hoạt chất với 6 tên thương phẩm.

* Thuốc trừ mối: 16 hoạt chất với 23 tên thương phẩm.

* Thuốc bảo quản lâm sản: 7 hoạt chất với 8 tên thương phẩm.

* Thuốc khử trùng kho: 3 hoạt chất với 9 tên thương phẩm.

* Thuốc sử dụng cho sân golf:

- Thuốc trừ bệnh: 2 hoạt chất với 2 tên thương phẩm.

- Thuốc trừ cỏ: 1 hoạt chất với 1 tên thương phẩm.

- Thuốc điều hoà sinh trưởng: 1 hoạt chất với 1 tên thương phẩm.

* Thuốc xử lý hạt giống:

- Thuốc trừ sâu: 10 hoạt chất với 16 tên thương phẩm.

- Thuốc trừ bệnh: 13 hoạt chất với 13 tên thương phẩm.

* Thuốc bảo quản nông sản sau thu hoạch

- 01 hoạt chất với 01 tên thương phẩm.

Tải về chi tiết danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam theo Dự thảo tại đây tải về

Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam, Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư, gồm:

- Thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản lâm sản: 23 hoạt chất.

- Thuốc trừ bệnh: 6 hoạt chất.

- Thuốc trừ chuột: 1 hoạt chất.

- Thuốc trừ cỏ: 1 hoạt chất.

Tải về chi tiết danh mục thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng tại Việt Nam theo Dự thảo danh mục thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng và bị cấm sử dụng tại Việt Nam tại đây tải về

Bảng mã số HS thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam thực hiện theo Mục 22 và Mục 23 của Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 11/2021/TT-BNNPTNT.

Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật về bảng mã số HS có sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.

Dự thảo danh mục thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng và bị cấm sử dụng tại Việt Nam?

Dự thảo danh mục thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng và bị cấm sử dụng tại Việt Nam? (Hình từ Internet)

Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam có được nhập khẩu về hay không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 67 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định về xuất nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật như sau:

Nhập khẩu, xuất khẩu thuốc bảo vệ thực vật
...
2. Tổ chức, cá nhân phải có giấy phép khi nhập khẩu các loại thuốc bảo vệ thực vật sau đây:
a) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam để tạm nhập, tái xuất hoặc nhập khẩu để sản xuất tại Việt Nam nhằm mục đích xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với nước ngoài;
b) Thuốc bảo vệ thực vật để xông hơi khử trùng chứa hoạt chất methyl bromide và các hoạt chất có độ độc cấp tính loại I, II theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS);
c) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để khảo nghiệm nhằm mục đích đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
d) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để thử nghiệm, nghiên cứu; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam; thuốc bảo vệ thực vật làm hàng mẫu, hàng phục vụ triển lãm, hội chợ và sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
đ) Thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam nhưng nhập khẩu để làm chất chuẩn.
...

Như vậy, đối với các loại thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam vẫn có thể nhập khẩu về nếu tổ chức, cá nhân nhập khẩu có giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật.

Cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật cần đảm bảo những điều kiện gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 63 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định về điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật như sau:

Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

- Có địa điểm hợp pháp, bảo đảm về diện tích, khoảng cách an toàn cho người, vật nuôi và môi trường theo đúng quy định;

- Có kho thuốc đúng quy định, trang thiết bị phù hợp để bảo quản, xử lý thuốc bảo vệ thực vật khi xảy ra sự cố;

- Chủ cơ sở buôn bán thuốc và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, sinh học, hóa học hoặc có giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chu Tường Vy
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào