Tài liệu có chứa bí mật nhà nước có được sao chụp không? Điều kiện sao chụp tài liệu chứa bí mật nhà nước là gì?

Cho tôi hỏi tài liệu chứa bí mật nhà nước có được sao chụp hay không, nếu được thì có điều kiện ràng buộc nào? Mong được giải đáp thắc mắc!

Tài liệu có chứa bí mật nhà nước có được sao chụp không?

Căn cứ theo Điều 11 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định về sao chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước như sau:

Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
1. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật bao gồm:
...
2. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tối mật bao gồm:
...
3. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Mật bao gồm:
...
4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đối với đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
5. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
...
6. Người được giao thực hiện việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải là cán bộ, công chức, viên chức và sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức công tác trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm công tác cơ yếu có liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước hoặc người làm công tác liên quan đến bí mật nhà nước.
7. Chính phủ quy định việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.

Theo đó, việc sao chụp tài liệu có chứa bí mật nhà nước có thể thực hiện nhưng phải được người có thẩm quyền cho phép sao chụp và chỉ những đối tượng sau mới được sao chụp tài liệu có chứa bí mật nhà nước:

- Cán bộ, công chức, viên chức và sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức công tác trong lực lượng vũ trang nhân dân.

- Người làm công tác cơ yếu có liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước hoặc người làm công tác liên quan đến bí mật nhà nước.

Tài liệu có chứa bí mật nhà nước có được sao chụp không? Điều kiện sao chụp tài liệu chứa bí mật nhà nước là gì?

Tài liệu có chứa bí mật nhà nước có được sao chụp không? Điều kiện sao chụp tài liệu chứa bí mật nhà nước là gì? (Hình từ Internet)

Điều kiện sao chụp tài liệu có chứa bí mật nhà nước là gì?

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 26/2020/NĐ-CP quy định về sao chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước như sau:

Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
1. Sao tài liệu bí mật nhà nước là việc chép lại hoặc tạo ra bản khác theo đúng nội dung bản gốc hoặc bản chính của tài liệu. Chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước là việc ghi lại bằng hình ảnh tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
Hình thức sao tài liệu bí mật nhà nước gồm sao y bản chính, sao lục và trích sao.
2. Việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải tiến hành tại địa điểm bảo đảm an toàn do người đứng đầu của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước quy định. Việc sao, chụp phải được ghi vào “Sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước”.
3. Bản sao tài liệu bí mật nhà nước phải đóng dấu sao; bản chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải có văn bản ghi nhận việc chụp. Chỉ sao, chụp đúng số bản cho phép và tiêu hủy ngay bản dư thừa, bản hỏng. Bản sao, chụp được thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định này có giá trị pháp lý như bản chính và phải được bảo vệ như bản gốc.
4. Phương tiện, thiết bị sử dụng để sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không được kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.
5. Việc sao, chụp điện mật được thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.
6. Bộ trưởng Bộ Công an quy định mẫu dấu sao, chụp bí mật nhà nước; mẫu văn bản ghi nhận việc chụp bí mật nhà nước; mẫu sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước.

Theo đó, để sao chụp tài liệu có chứa bí mật nhà nước cần đáp ứng những điều kiện sau:

- Được người có thẩm quyền cho phép sao chụp;

- Đảm bảo điều kiện về người được phép sao chụp tài liệu có chứa bí mật nhà nước;

- Hình thức sao tài liệu bí mật nhà nước gồm sao y bản chính, sao lục và trích sao;

- Việc sao chụp tài liệu chứa bí mật nhà nước phải tiến hành tại địa điểm do người đứng đầu của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước quy định;

- Việc sao chụp phải được ghi vào “Sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước”.

- Bản sao tài liệu bí mật nhà nước phải đóng dấu sao;

- Bản chụp tài liệu chứa bí mật nhà nước phải có văn bản ghi nhận việc chụp;

- Chỉ sao chụp đúng số bản cho phép và tiêu hủy ngay bản dư thừa, bản hỏng;

- Bản sao chụp tài liệu có chứa bí mật nhà nước có giá trị pháp lý và được bảo vệ y như bản chính;

- Phương tiện, thiết bị sử dụng để sao chụp tài liệu chứa bí mật nhà nước không được kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.

- Việc sao chụp điện mật được thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.

Quy định cụ thể về việc sao chụp tài liệu có chứa bí mật nhà nước như thế nào?

Căn cứ theo Mục 3 Công văn 4114/BCA-ANCTNB năm 2022 do Bộ Công an ban hành hướng dẫn về sao chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước như sau:

- Việc sao tài liệu bí mật nhà nước, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định phải có phiếu trình hoặc tờ trình đề xuất việc sao tài liệu bí mật nhà nước. Cơ quan, tổ chức khi thực hiện sao tài liệu bí mật nhà nước phải đóng dấu “BẢN SAO BÍ MẬT NHÀ NƯỚC” trước, ghi đầy đủ thông tin về hình thức sao, ngày, tháng, năm sao, nơi nhận, sau đó trình lãnh đạo có thẩm quyền duyệt ký bản sao.

- Trường hợp sao nhiều bản có thể thực hiện nhân bản từ văn bản bí mật nhà nước đã có chữ ký của người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức ban hành tài liệu gửi đến, đóng dấu “BẢN SAO SỐ”, “BẢN SAO BÍ MẬT NHÀ NƯỚC” quy định tại Thông tư 24/2020/TT-BCA, ghi hình thức sao, thời gian sao, số lượng, nơi nhận bản sao và trình lãnh đạo có thẩm quyền ký sao.

Sau đó photocopy đủ số lượng đã được lãnh đạo duyệt ký sao; đóng dấu tròn đỏ của cơ quan, tổ chức trên các bản sao (trường hợp này, dấu bản sao số, dấu bản sao bí mật nhà nước là dấu đen được photo, nhưng dấu tròn có quốc huy phải là dấu đỏ; không phải đóng thêm dấu chỉ độ mật đỏ trên các bản sao).

Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị không có con dấu riêng thì người có thẩm quyền ký trực tiếp tại dấu “BẢN SAO BÍ MẬT NHÀ NƯỚC”.

- Đối với dự thảo văn bản chứa nội dung bí mật nhà nước chưa có chữ ký của người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức: không phải thực hiện quy trình sao theo quy định tại Điều 3 Nghị định 26/20220/NĐ-CP.

- Ký sao tài liệu bí mật nhà nước theo hình thức thừa lệnh, thừa ủy quyền: việc sao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải thực hiện theo quy định tại Điều 11 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, Điều 3 Nghị định 26/20220/NĐ-CP và khoản 9, 10, 11, 12, 13, 19 Điều 2 Thông tư 24/2020/TT-BCA.

Theo đó, thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quy định trực tiếp tại các văn bản trên, không được phép ủy quyền tiếp nên việc ký sao tài liệu bí mật nhà nước theo hình thức thừa lệnh, thừa ủy quyền là không đúng quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

Trân trọng!

Bí mật nhà nước
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bí mật nhà nước
Hỏi đáp Pháp luật
Tội làm lộ bí mật nhà nước bị phạt tối đa bao nhiêu năm tù? Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp các văn bản hướng dẫn Luật Bảo vệ bí mật nhà nước mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bí mật Nhà nước là gì? Thông tin về sức khỏe của Chủ tịch Nước có phải là thông tin thuộc bí mật Nhà nước không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ bệnh án của Ủy viên Bộ Chính trị có phải là tài liệu bí mật nhà nước không?
Hỏi đáp Pháp luật
Sức khỏe của cán bộ cấp cao có được xem là bí mật nhà nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi hết thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước thì có thể gia hạn không? Cần điều kiện gì để gia hạn?
Hỏi đáp Pháp luật
Cần đảm bảo những yêu cầu nào khi tổ chức hội thảo có nội dung chứa bí mật nhà nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Người tiếp cận thông tin bí mật nhà nước có trách nhiệm như thế nào trong bảo vệ bí mật nhà nước?
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng bí mật nhà nước không đúng mục đích bị phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bí mật nhà nước
Chu Tường Vy
1,069 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bí mật nhà nước
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào