Danh mục bí mật nhà nước độ tuyệt mật của Chính phủ hiện nay quy định như thế nào?
Hiện nay có bao nhiêu mức độ bí mật nhà nước?
Căn cứ theo Điều 8 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định về phân loại bí mật nhà nước như sau:
Phân loại bí mật nhà nước
Căn cứ vào tính chất quan trọng của nội dung thông tin, mức độ nguy hại nếu bị lộ, bị mất, bí mật nhà nước được phân loại thành 03 độ mật, bao gồm:
1. Bí mật nhà nước độ Tuyệt mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, đối ngoại, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc;
2. Bí mật nhà nước độ Tối mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại rất nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc;
3. Bí mật nhà nước độ Mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Theo đó, hiện nay có 03 mức độ bí mật nhà nước là:
- Bí mật nhà nước độ Tuyệt mật;
- Bí mật nhà nước độ Tối mật;
- Bí mật nhà nước độ Mật.
Danh mục bí mật nhà nước độ tuyệt mật trong Chính phủ hiện nay quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 211/QĐ-TTg năm 2021 quy định về bí mật nhà nước độ Tuyệt mật như sau;
Bí mật nhà nước độ Tuyệt mật gồm:
- Báo cáo, đề án, chương trình, kế hoạch, văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trình Ban Chấp hành Trung ương đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước về chủ trương, biện pháp giải quyết, xử lý vấn đề, vụ việc về chủ quyền, biên giới lãnh thổ, phòng thủ đất nước, đối phó chiến tranh, hoạt động bạo loạn, chủ trương, chính sách tổng thể liên quan đến vấn đề đối ngoại và quan hệ chiến lược của Việt Nam với các nước láng giềng, nước lớn, nước có ảnh hưởng đối với an ninh quốc gia;
- Các định hướng phát triển kinh tế lớn của đất nước chưa công khai.
Danh mục bí mật nhà nước độ tuyệt mật của Chính phủ hiện nay quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền lập và ban hành danh mục bí mật nhà nước mức độ tuyệt mật?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định về ban hành danh mục bí mật nhà nước như sau:
Ban hành danh mục bí mật nhà nước
...
2. Người có trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước bao gồm:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ lập danh mục bí mật nhà nước của ngành, lĩnh vực quản lý;
b) Chánh Văn phòng Trung ương Đảng lập danh mục bí mật nhà nước của Đảng;
c) Người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội lập danh mục bí mật nhà nước của tổ chức chính trị - xã hội;
d) Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội lập danh mục bí mật nhà nước của Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội;
đ) Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước lập danh mục bí mật nhà nước của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước;
e) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước lập danh mục bí mật nhà nước của ngành, lĩnh vực quản lý.
Đồng thời tại Mục 2 Công văn 4114/BCA-ANCTNB năm 2022 do Bộ Công an ban hành hướng dẫn về thẩm quyền ban hành danh mục bí mật nhà nước như sau:
Ban hành danh mục bí mật nhà nước
Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, Thủ tướng Chính phủ là chủ thể duy nhất có thẩm quyền ban hành danh mục bí mật nhà nước; các cơ quan, tổ chức (gồm cả tổ chức đảng) chỉ triển khai áp dụng trực tiếp 35 danh mục bí mật nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ đã ban hành và không được tự ban hành danh mục bí mật nhà nước.
Theo đó, về người lập và ban hành danh mục bí mật nhà nước mức độ tuyệt mật như sau:
- Người lập: những chủ thể có thẩm quyền sau đây lập danh mục bí mật nhà nước mức độ tuyệt mật theo phạm vi quản lý của mình:
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;
+ Chánh Văn phòng Trung ương Đảng;
+ Người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội;
+ Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;
+ Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước;
+ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
+ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
+ Tổng Kiểm toán nhà nước.
- Người ban hành: chỉ có Thủ tướng Chính phủ mới được ban hành danh mục bí mật nhà nước mức độ tuyệt mật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?