Các trường hợp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị?
- Các trường hợp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị?
- Sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán đã hết hiệu lực bị xử phạt như thế nào?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính của việc sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán đã hết hiệu lực là bao lâu?
Các trường hợp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 8 Thông tư 202/2012/TT-BTC quy định về giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị như sau:
Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị
1. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị trong các trường hợp sau:
a) Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết thời hạn;
b) Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán bị thu hồi;
c) Trong thời gian kiểm toán viên bị đình chỉ hành nghề kiểm toán;
d) Kiểm toán viên hành nghề không còn làm việc và chấm dứt hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán;
đ) Hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán hết thời hạn hoặc bị chấm dứt hoặc có các thay đổi dẫn đến không còn bảo đảm là hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này;
e) Giấy phép lao động tại Việt Nam của kiểm toán viên hành nghề là người nước ngoài hết hiệu lực hoặc không còn giá trị;
g) Kiểm toán viên hành nghề không tiếp tục hành nghề kiểm toán;
h) Doanh nghiệp kiểm toán bị chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu;
i) Kiểm toán viên hành nghề bị phạt tù giam theo tuyên bố của Toà án;
k) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Kiểm toán viên hành nghề sẽ bị xóa tên khỏi danh sách kiểm toán viên đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp kiểm toán trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị.
Như vậy, giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị trong các trường hợp sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết thời hạn;
- Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán bị thu hồi;
- Trong thời gian kiểm toán viên bị đình chỉ hành nghề kiểm toán;
- Kiểm toán viên hành nghề không còn làm việc và chấm dứt hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán;
- Hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán hết thời hạn hoặc bị chấm dứt hoặc có các thay đổi dẫn đến không còn bảo đảm là hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian theo quy định.
- Giấy phép lao động tại Việt Nam của kiểm toán viên hành nghề là người nước ngoài hết hiệu lực hoặc không còn giá trị;
- Kiểm toán viên hành nghề không tiếp tục hành nghề kiểm toán;
- Doanh nghiệp kiểm toán bị chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu;
- Kiểm toán viên hành nghề bị phạt tù giam theo tuyên bố của Toà án;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Các trường hợp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị? (Hình từ Internet)
Sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán đã hết hiệu lực bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 40 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán
.......
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nộp trả lại Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán cho Bộ Tài chính chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định;
b) Sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán đã hết hiệu lực hoặc không còn giá trị để thực hiện các hoạt động nghề nghiệp kế toán, kiểm toán độc lập.
......
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Như vậy, hành vi sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán đã hết hiệu lực có thể bị xử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Bên cạnh đó người có hành vi vi phạm buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được.
Lưu ý: Mức phạt tiền quy định trên đây là mức phạt dành cho tổ chức (khoản 2 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP).
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính của việc sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán đã hết hiệu lực là bao lâu?
Căn cứ quy định Điều 3 Nghị định 41/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán là 2 năm.
2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập là 1 năm.
3. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
...
Như vậy, hành vi sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán đã hết hiệu lực có thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm.
Trân trọng!







Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Di tích lịch sử Nhà đày Buôn Ma Thuột được xếp hạng là là Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt vào năm nào?
- Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định những nội dung nào?
- Ngày 2 tháng 3 năm 2025 là thứ mấy? 2 tháng 3 năm 2025 là ngày mấy âm?
- Mùng 1 tháng 3 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội mùng 1 tháng 3 2025 âm lịch bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Mua hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ rồi cho thuê lại có được xem là kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ?