Việc bán thuốc bảo vệ thực vật bị cấm trong danh mục bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam bao gồm những loại nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 19/2022/TT-BNNPTNT quy định về Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam như sau:
Ban hành kèm theo Thông tư này
1. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, Phụ lục I kèm theo Thông tư này, gồm:
a) Thuốc sử dụng trong nông nghiệp:
- Thuốc trừ sâu: 689 hoạt chất với 1670 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ bệnh: 651 hoạt chất với 1492 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ cỏ: 256 hoạt chất với 765 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ chuột: 8 hoạt chất với 37 tên thương phẩm.
- Thuốc điều hoà sinh trưởng: 58 hoạt chất với 172 tên thương phẩm.
- Chất dẫn dụ côn trùng: 8 hoạt chất với 8 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ ốc: 31 hoạt chất với 152 tên thương phẩm.
- Chất hỗ trợ (chất trải): 5 hoạt chất với 6 tên thương phẩm.
b) Thuốc trừ mối: 14 hoạt chất với 21 tên thương phẩm.
c) Thuốc bảo quản lâm sản: 7 hoạt chất với 8 tên thương phẩm.
d) Thuốc khử trùng kho: 3 hoạt chất với 9 tên thương phẩm.
đ) Thuốc sử dụng cho sân golf:
- Thuốc trừ bệnh: 2 hoạt chất với 2 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ cỏ: 1 hoạt chất với 1 tên thương phẩm.
- Thuốc điều hoà sinh trưởng: 1 hoạt chất với 1 tên thương phẩm.
e) Thuốc xử lý hạt giống:
- Thuốc trừ sâu: 10 hoạt chất với 16 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ bệnh: 13 hoạt chất với 13 tên thương phẩm.
g) Thuốc bảo quản nông sản sau thu hoạch
- 01 hoạt chất với 01 tên thương phẩm.
Như vậy, Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam gồm có 1695 hoạt chất được sử dụng cho các trường hợp bao gồm:
- Thuốc sử dụng trong nông nghiệp.
- Thuốc trừ mối.
- Thuốc bảo quản lâm sản.
- Thuốc khử trùng kho.
- Thuốc sử dụng cho sân golf.
- Thuốc xử lý hạt giống.
- Thuốc bảo quản nông sản sau thu hoạch.
Tải về Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam: Tại đây!
Việc bán thuốc bảo vệ thực vật bị cấm trong danh mục bị xử phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Danh mục thuốc bảo vệ thực vật bị cấm tại Việt Nam bao gồm những loại nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 1 Thông tư 19/2022/TT-BNNPTNT quy định về Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam cụ thể như sau:
Ban hành kèm theo Thông tư này
...
2. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, gồm:
a) Thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản lâm sản: 23 hoạt chất.
b) Thuốc trừ bệnh: 6 hoạt chất.
c) Thuốc trừ chuột: 1 hoạt chất.
d) Thuốc trừ cỏ: 1 hoạt chất.
Như vậy, danh mục thuốc bảo vệ thực vật bị cấm tại Việt Nam gồm có 31 hoạt chất bị cấm cho các trường hợp bao gồm:
- Thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản lâm sản.
- Thuốc trừ bệnh.
- Thuốc trừ chuột.
- Thuốc trừ cỏ.
Xem chi tiết và tải về danh mục thuốc bảo vệ thực vật bị cấm tại Việt Nam: Tại đây!
Việc bán thuốc bảo vệ thực vật bị cấm trong danh mục bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo Điều 25 Nghị định 31/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 04/2020/NĐ-CP và một số điểm bị bãi bỏ bởi điểm b khoản 3 Điều 2 Nghị định 07/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vvi phạm quy định về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật cụ thể như sau:
Vi phạm quy định về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật sau đây:
...
b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng đến dưới 3 kilôgam (hoặc 3 lít) thuốc thành phẩm;
....
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật sau đây:
...
b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 3 kilôgam (hoặc 3 lít) đến dưới 5 kilôgam (hoặc 5 lít) thuốc thành phẩm;
...
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật sau đây:
...
b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 5 kilôgam (hoặc 5 lít) đến dưới 10 kilôgam (hoặc 10 lít) thuốc thành phẩm;
...
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật sau đây:
...
b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 10 kilôgam (hoặc 10 lít) đến dưới 20 kilôgam (hoặc 20 lít) thuốc thành phẩm;
...
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật sau đây:
...
b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 20 kilôgam (hoặc 20 lít) đến dưới 30 kilôgam (hoặc 30 lít) thuốc thành phẩm;
...
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật sau đây:
....
b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 30 kilôgam (hoặc 30 lít) đến dưới 50 kilôgam (hoặc 50 lít) thuốc thành phẩm;
...
8. Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 50 kilôgam (hoặc 50 lít) thuốc thành phẩm trở lên trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm hình sự theo bản án;
...
9. Hình thức xử phạt bổ sung
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 4; điểm b, điểm c khoản 5 và điểm b, điểm c khoản 6 Điều này.
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 7 và khoản 8 Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc thu hồi, trả lại nhà sản xuất hoặc nhà phân phối để tiêu hủy hoặc tái chế thuốc còn có khả năng tái chế đối với thuốc hết hạn sử dụng, thuốc không đảm bảo chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng quy định tại điểm b khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a khoản 3, điểm a khoản 4, điểm a khoản 5, điểm a khoản 6 và điểm a khoản 7 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam, thuốc không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, thuốc dưới dạng ống tiêm thủy tinh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, d khoản 2; điểm b, c, g khoản 3; điểm b, c khoản 4; điểm b, c khoản 5; điểm b, c khoản 6; điểm b, c khoản 7 và khoản 8 Điều này.
Như vậy, đối với việc việc bán thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục bị cấm có khối lượng từ 3 kilôgam cho đến dưới 50 kilôgam sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đến 50.000.000 theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ Điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng tại Việt Nam. Buộc tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng tại Việt Nam.
Lưu ý: Mức phạt vi phạm trên là mức phạt của cá nhân, đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt sẽ gấp hay lần cá nhân. (Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 31/2016/NĐ-CP).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thuốc bảo vệ thực vật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sử dụng 500 lao động nữ thì phải lắp đặt bao nhiêu phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc?
- Tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ tăng tỷ lệ sử dụng điểm học bạ từ 30% lên 50%?
- Bao nhiêu điểm thi đạt IOE cấp huyện 2024 - 2025? Cơ cấu giải thưởng IOE cấp huyện?
- Mẫu Lời dẫn MC tất niên cuối năm 2024 chi tiết?
- Đáp án Đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Toán năm 2024-2025?