Thế nào là đất rừng sản xuất? Rừng sản xuất được khai thác như thế nào?
Thế nào là đất rừng sản xuất?
Căn cứ theo Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định về phân loại đất như sau:
Phân loại đất
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:
1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất rừng sản xuất;
...
Căn cứ theo khoản 4 Điều 5 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về phân loại rừng như sau:
Phân loại rừng
1. Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng tự nhiên và rừng trồng được phân thành 03 loại như sau:
a) Rừng đặc dụng;
b) Rừng phòng hộ;
c) Rừng sản xuất.
...
4. Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để cung cấp lâm sản; sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
5. Chính phủ quy định chi tiết về tiêu chí xác định rừng, phân loại rừng và Quy chế quản lý rừng.
6. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết tiêu chí xác định mức độ xung yếu của rừng phòng hộ.
Theo đó, đất rừng sản xuất thuộc nhóm đất nông nghiệp, được sử dụng để:
- Cung cấp lâm sản;
- Sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp;
- Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
- Cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
Thế nào là đất rừng sản xuất? Rừng sản xuất được khai thác như thế nào? (Hình từ Internet)
Rừng sản xuất được khai thác như thế nào?
Căn cứ theo Điều 28 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định về khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên như sau:
Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên
1. Khai thác chính gỗ rừng tự nhiên
...
2. Khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên
...
3. Khai thác tận thu gỗ rừng tự nhiên
...
4. Khai thác thực vật rừng thông thường ngoài gỗ, dẫn xuất từ thực vật rừng thông thường
...
5. Khai thác động vật rừng thông thường
...
6. Khai thác loài nguy cấp, quý, hiếm phải thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
...
Căn cứ theo Điều 29 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định về khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng như sau:
Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng
1. Khai thác gỗ rừng trồng
...
2. Khai thác tận dụng gỗ rừng trồng
...
3. Khai thác tận thu gỗ rừng trồng
...
4. Khai thác các loài nguy cấp, quý, hiếm phải thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
...
Như vậy, rừng sản xuất có thể dùng để khai thác và khai thác trên những phương diện là:
- Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên:
+ Khai thác chính gỗ rừng tự nhiên
+ Khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên
+ Khai thác tận thu gỗ rừng tự nhiên
+ Khai thác thực vật rừng thông thường ngoài gỗ, dẫn xuất từ thực vật rừng thông thường
+ Khai thác động vật rừng thông thường
+ Khai thác loài nguy cấp, quý, hiếm phải thực hiện theo quy định pháp luật.
- Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng:
+ Khai thác gỗ rừng trồng
+ Khai thác tận dụng gỗ rừng trồng
+ Khai thác tận thu gỗ rừng trồng
+ Khai thác các loài nguy cấp, quý, hiếm phải thực hiện theo quy định pháp luật.
Rừng sản xuất có thể dùng để tổ chức nghỉ dưỡng, giải trí không?
Căn cứ theo Điều 32 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định về hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng sản xuất như sau:
Hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng sản xuất
1. Chủ rừng được tự tổ chức hoặc hợp tác với các tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí hoặc cho các tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí.
2. Hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải thực hiện theo phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Mức thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bao gồm các hoạt động dịch vụ lữ hành, vận tải khách du lịch, lưu trú du lịch, dịch vụ ăn uống, mua sắm, thể thao, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, thăm quan, quảng cáo và các dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch trong phạm vi khu rừng của chủ rừng do các bên tự thỏa thuận nhưng không thấp hơn 1% tổng doanh thu thực hiện trong năm của bên thuê môi trường rừng.
Theo đó, rừng sản xuất có thể sử dụng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí hoặc cho các tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí.
Tuy nhiên, hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải thực hiện theo phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện?
- Giờ cao điểm là gì? Giờ cao điểm là lúc mấy giờ?
- Tăng cường quản lý chặt chẽ thời gian lao động của cán bộ, công chức, viên chức khu vực Nhà nước?
- Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM có địa chỉ ở đâu? Phía Bắc TP Hồ Chí Minh giáp tỉnh nào?
- Trên thế giới có bao nhiêu nước ăn Tết Âm lịch? Còn bao nhiêu tuần nữa đến Tết Âm lịch 2025?